Kỳ bí những bí ẩn lớn nhất về Trái đất

Tàu vũ trụ vẽ bản đồ bề mặt sao Hỏa chính xác hơn độ sâu đại dương Trái đất... là một trong những bí ẩn lớn nhất về Trái đất.

Tại sao Trái đất ẩm ướt?

Đây là một trong những bí ẩn lớn nhất về Trái đất. Các nhà khoa học cho rằng, Trái đất là một khối đá khô sau khi hình thành cách đây 4,5 tỷ năm. Vậy, nước (H2O), chất hóa học thiết yếu, đến từ đâu? Có thể câu trả lời là một hệ thống phân phối giữa các vì sao, dưới hình thức các va chạm quy mô lớn cách đây khoảng 4 tỷ năm.

Ky bi nhung bi an lon nhat ve Trai dat
 
Trái đất có thể được bổ sung các hồ chứa nước của mình trong giai đoạn va đập liên tiếp với những thiên thạch băng đá. Dẫu vậy, khởi nguồn của nước trên hành tinh của chúng ta vẫn còn là một bí ẩn vì chẳng có mấy bằng chứng đá còn lại từ thời kỳ này.

Trong lõi Trái đất có gì?

Thành phần của lõi Trái đất chưa tiếp cận được vẫn còn là một bí ẩn, ít nhất vào những năm 1940. Dựa vào khám phá về các thiên thạch, giới khoa học đã suy đoán về sự cân bằng ban đầu của các khoáng chất cần thiết của Trái đất và chỉ ra những thứ bị thiếu.

Sắt và niken vắng mặt trong lớp vỏ của hành tinh, nên được phỏng đoán phải nằm trong lõi Trái đất. Tuy nhiên, các đo đạc trọng lực vào những năm 1950 tiết lộ, các phỏng đoán này không chính xác. Lõi Trái đất quá nhẹ.

Ky bi nhung bi an lon nhat ve Trai dat-Hinh-2
 
Ngày nay, các nhà nghiên cứu tiếp tục suy đoán các yếu tố dẫn tới sự thiếu hụt về tỷ trọng phía dưới lớp vỏ Trái đất. Họ cũng vẫn bối rối trước các sự đảo ngược định kỳ trong từ trường Trái đất, vốn khởi phát từ sự dịch chuyển của sắt dạng lỏng dịch ở lớp lõi ngoài.

Mặt trăng hình thành từ Trái đất như thế nào?

Liệu có phải một vụ va chạm khủng khiếp giữa Trái đất và một hành tinh có kích cỡ sao Hỏa đã hình thành nên Mặt trăng? Hiện vẫn chưa có sự đồng thuận toàn cầu về lý thuyết va chạm lớn này, vì một số chi tiết không sáng tỏ.

Ví dụ, thành phần hóa học gần giống nhau của cả hai thiên thể đá ám chỉ, mặt trăng sinh ra từ Trái đất, không phải từ một vật va chạm riêng rẽ.

Dẫu vậy, một Trái đất trẻ, quay nhanh có thể phát thải đủ đá nóng chảy trong quá trình va chạm để hình thành một mặt trăng có thành phần hóa học tương tự, theo các mô hình nghiên cứu khác.

Sự sống trên Trái đất bắt nguồn từ đâu?

Liệu sự sống tự nảy sinh trên Trái đất hay bắt nguồn từ trong không gian giữa các vì sao và được các thiên thạch mang tới đây? Những thành phần cơ bản nhất của sự sống, chẳng hạn như các axit amin và vitamin, đã được tìm thấy trên các hạt băng bên trong các tiểu hành tinh và trong các môi trường khắc nghiệt nhất trên Trái đất.

Để tìm ra cách thức những thành phần này kết hợp với nhau để hình thành nên sự sống đầu tiên hiện vẫn là một trong những thách thức lớn nhất của sinh vật học.

Hiện chúng ta cũng không phát hiện được bất kỳ dấu vết hóa thạch trực tiếp nào về các cư dân đầu tiên của Trái đất, vốn có thể là những vi khuẩn nhai đá nguyên thủy.

Nguồn gốc của oxy trên Trái đất?

Sự tồn tại của chúng ta phụ thuộc vào các vi khuẩn lam, những vi sinh vật đã giúp biến đổi căn bản bầu khí quyển Trái đất. Chúng thải ra oxy và làm bầu khí quyển tràn đầy dưỡng khí lần đầu tiên cách đây khoảng 2,4 tỷ năm.

Tuy nhiên, đá hé lộ, nồng độ oxy tăng - giảm như một tàu lượn siêu tốc suốt 3 tỷ năm, cho đến khi được ổn định vào kỷ Cambri, khoảng 541 triệu năm trước.

Vậy, các vi khuẩn đã quyết định thành phần không khí hay còn có một yếu tố tác động khác? Tìm ra câu trả lời cho bí ẩn này là yếu tố quan trọng trong việc giải mã lịch sử sự sống trên hành tinh của chúng ta.

Nguyên nhân dẫn đến sự bùng nổ kỷ Cambri

Sự xuất hiện của dạng sống phức tạp trong kỷ Cambri, sau 4 tỷ năm đầu của lịch sử Trái đất, đánh dấu một bước ngoặt độc nhất vô nhị, theo nhận định của nhà địa chất học Donna Whitney thuộc Đại học Minnesota (Mỹ).

Đột nhiên, Trái đất có các động vật có bộ não và mạch máu, mắt và trái tim, tất cả tiến hóa nhanh hơn trong bất kỳ khoảng thời gian nào khác từng được biết đến cho tới nay.

Sự nhảy vọt về nồng độ oxy ngay trước thời kỳ bùng nổ kỷ Cambri này được coi là một nguyên nhân, nhưng các yếu tố khác cũng có thể giải thích sự gia tăng bí ẩn của các loài động vật, chẳng hạn như sự chạy đua vũ trang giữa những động vật ăn thịt và con mồi.

Các kiến tạo địa tầng bắt đầu khi nào?

Các mảng mỏng trên lớp vỏ cứng của Trái đất đang va chạm tạo ra các cảnh tượng núi non hùng vĩ và các vụ phun trào núi lửa dữ dội. Tuy nhiên, các nhà địa chất vẫn không biết rõ thời điểm khởi phát va chạm của các kiến tạo địa tầng.

Hầu hết các bằng chứng đã bị hủy hoại. Chỉ một số ít các hạt khoáng chất nhỏ có tên gọi khoáng chất ziricon còn tồn tại từ cách đây 4,4 tỷ năm, và chúng cho các nhà khoa học biết các khối đá giống lục địa đầu tiên đã tồn tại.

Dẫu vậy, bằng chứng cho các kiến tạo địa tầng đầu tiên vẫn gây tranh cãi. Các nhà địa chất vẫn hoài nghi về cách vỏ lục địa hình thành như thế nào.

Căn nguyên khởi phát và chấm dứt động đất?

Các mô hình thống kê có thể tạo ra dự báo về khả năng xảy ra động đất trong tương lai, tương tự như các chuyên gia khí tượng thủy văn cảnh báo về cơn mưa sắp tới.

Tuy nhiên, điều đó không giúp mọi người thoát khỏi sự thất bại trong việc dự đoán về trận động đất tiếp theo. Ngay cả thử nghiệm tốt nhất cũng dự báo sai lệch 12 năm, khi các nhà địa chất phỏng đoán một cơn địa chấn lớn sẽ xảy ra tại Parkfield, bang California, Mỹ vào năm 1994, và thiết lập các công cụ đối phó với nó.

Dẫu vậy, trận động đất thực tế xảy ra vào năm 2004. Một trong những trở ngại lớn nhất là, các nhà địa chất vẫn không hiểu lsi do tại sao động đất khởi phát và chấm dứt.

Ảnh sốc về tác động xấu của con người lên Trái đất

(Kiến Thức) - Từng tác động xấu của con người lên Trái đất dù là nhỏ nhặt nhất cũng gây ảnh hưởng đến sự sống ở nơi đây. 

Anh soc ve tac dong xau cua con nguoi len Trai dat
Hình ảnh chân thực về tác động xấu của con người lên môi trường Trái đất, cho thấy vận động viên lướt sóng người Indonesia Dede Surinaya đang lướt dưới một con sóng có chứa hàng đống rác thải ở đảo Java, đảo đông dân nhất thế giới ở Indonesia. 
Anh soc ve tac dong xau cua con nguoi len Trai dat-Hinh-2
Hình ảnh nhiều màu sắc ở thành phố Mexico, Mexico, nơi có dân số 20 triệu người, cho thấy rất nhiều phế liệu trong môi trường sống tự nhiên
Anh soc ve tac dong xau cua con nguoi len Trai dat-Hinh-3
Cảnh quan thê lương ở một khu dọn dẹp rác thải ở Bangladesh. 
Anh soc ve tac dong xau cua con nguoi len Trai dat-Hinh-4
Ở cả Bắc Cực và Nam Cực, băng đang tan chảy với tốc độ rất nhanh. Trong hình là băng tan chảy thành nước chảy trên một chỏm băng ở Svalbard, Na Uy. 
Anh soc ve tac dong xau cua con nguoi len Trai dat-Hinh-5
Một số lượng lớn chất thải là các máy tính lỗi thời và thiết bị điện tử khác thường được vận chuyển đến các nước đang phát triển để phân loại và tiêu hủy. Ảnh chụp ở Accra, Ghana.  
Anh soc ve tac dong xau cua con nguoi len Trai dat-Hinh-6
Bầu trời u ám do ảnh hưởng bởi khói thoát ra từ một nhà máy điện đốt than ở Anh. 
Anh soc ve tac dong xau cua con nguoi len Trai dat-Hinh-7
Gia súc chăn thả và khói đốt rừng tạo nên cảnh tượng hoang tàn ở rừng Amazon, Brazil. 
Anh soc ve tac dong xau cua con nguoi len Trai dat-Hinh-8
Các mỏ dầu đã cạn kiệt và hình ảnh sinh thái bị ảnh hưởng tại mỏ dầu sông Kern, California, Mỹ. 
Anh soc ve tac dong xau cua con nguoi len Trai dat-Hinh-9
Những khu rừng nguyên sinh ở Canada bị khai thác triệt để, tác động xấu đến môi trường. 
Anh soc ve tac dong xau cua con nguoi len Trai dat-Hinh-10
Ảnh chụp từ trên không cho thấy một ngọn lửa dầu đang bùng cháy sau thảm họa nổ giàn khoan Deepwater Horizon năm 2010 tại Vịnh Mexico. 
Anh soc ve tac dong xau cua con nguoi len Trai dat-Hinh-11
Các hồ chứa chất thải là hồ chứa chất độc hại lớn nhất trên hành tinh. Đây là hình ảnh một hồ chứa chất thải tại Alberta, Canada. Các chất độc hại được cho là có khả năng ngấm vào các chuỗi thức ăn. 
Anh soc ve tac dong xau cua con nguoi len Trai dat-Hinh-12
Một trong những quốc gia dễ bị tổn thương nhất bởi biến đổi khí hậu trái đất, quần đảo Maldive đang bị đe dọa nghiêm trọng bởi mực nước biển dâng cao.

Những dấu hiệu sự sống ở hành tinh mới giống Trái đất

(Kiến Thức) - NASA vừa công bố tìm thấy hành tinh mới giống Trái đất nhất từ trước tới nay, vậy dấu hiệu nào chứng tỏ có sự sống trên hành tinh này?

Vừa qua, các nhà khoa học của NASA đã công bố phát hiện về Kepler 452b, một hành tinh mới giống Trái đất nhất từ trước tới nay, được cho là “Trái đất thứ hai”. Phát hiện đột phá của NASA đã khiến cả thế giới hi vọng vào một tương lai tốt đẹp hơn khi rất nhiều dấu hiệu cho thấy Kepler 452b tồn tại sự sống.

Kepler 452 quay xung quanh một hệ mặt trời giống như Trái đất

Giống như người em họ Trái đất, hành tinh Kepler 452b cũng quay xung quanh một ngôi sao lớn, “Mặt trời” của riêng mình. “Hệ Mặt trời” của Kepler 452b nằm trong chòm sao Cygnus của dải thiên hà Milky Way, cách Trái đất 1.400 năm ánh sáng. Không chỉ có thế, “Mặt trời” của Kepler 452b cũng có rất nhiều điểm tương đồng với Mặt trời của chúng ta, đặc biệt là cùng nhiệt độ, chỉ sáng hơn khoảng 20%. Tuy nhiên, “Mặt trời” của người anh họ Kepler đã 6 tỷ năm tuổi trong khi Mặt trời của chúng ra mới chỉ 4,5 tỷ năm. Ngoài ra, Kepler-452b mất 385 ngày để quay hết một vòng xung quanh “Mặt trời” của mình, khá sát với vòng quay 365 ngày xung quanh Mặt trời của Trái đất.
Nhung dau hieu su song o hanh tinh moi giong Trai dat
Kepler 452b cũng xoay xung quanh một "Mặt trời" của riêng mình như Trái đất. 

Kepler 452b được cho là có khả năng rất lớn có nước trên bề mặt

Theo các chuyên gia của NASA, hành tinh Kepler 452b có quỹ đạo nằm cách ngôi sao gần nhất 93 triệu dặm tương đương khoảng cách từ Trái đất tới Mặt trời là 92,96 triệu dặm và điều này có thể sẽ giúp nước tồn tại ở dạng lỏng. Ở khoảng cách như vậy, Kepler 452b sẽ có nhiệt độ không quá nóng, không quá lạnh, thích hợp với việc cho phép nước lỏng tồn tại trên bề mặt. Đây được cho là một trong những điều quan trọng nhất để hình thành sự sống.
Nhung dau hieu su song o hanh tinh moi giong Trai dat-Hinh-2
 Rất nhiều khả năng Kepler 452b có nước.

Kepler 452b có nhiều cơ hội để sự sống nảy mầm

Như chúng ta đã biết, ở Trái đất, sinh vật sống đầu tiên xuất hiện cách đây khoảng 3,5 đến 3,8 tỉ năm chứng minh Trái đất cần tới 500 triệu năm để tạo ra sự sống dạng đơn giản đầu tiên. Trong khi đó, “Mặt trời” của Kepler đã 6 tỷ tuổi, tức nghĩa là hành tinh này đã xoay quanh “mặt trời” của mình khoảng 6 tỷ năm, lâu hơn Trái đất 1,5 tỷ năm. Với thời gian đó, có rất nhiều cơ hội để sự sống phát sinh trên bề mặt Kepler nếu thực sự có đủ thành phần cần thiết và điều kiện.
Nhung dau hieu su song o hanh tinh moi giong Trai dat-Hinh-3
 Kepler 452b có rất nhiều điểm tương đồng với người em họ Trái đất.

Kepler 452b có bề mặt tương tự như Trái đất

Để sinh sống, rõ ràng ngoài nước thì đất cũng là điều kiện cần để phát sinh và duy trì sự sống. Tin vui là hành tinh Kepler 452b có bề mặt có thể đứng được trên đó, không giống những hành tinh lớn trong Hệ Mặt trời như sao Mộc hay sao Thổ chỉ tồn tại ở dạng một quả cầu khí khổng lồ. Hơn nữa, theo nghiên cứu thì kích thước của Kepler 452b lớn hơn Trái đất khoảng 60%, nhưng có cùng nhiệt độ và “mặt trời” của Kepler-452b sáng hơn nên nhiệt lượng trên hành tinh này sẽ ấm hơn so với Trái đất. Chính vì vậy, rất có thể người anh họ này sở hữu sự sống phong phú, đa dạng hơn cả Trái đất.

Kepler 452b sở hữu một bầu khí quyển

Theo như nhà nghiên cứu Jon Jenkins, Kepler 452 chắc chắn sở hữu một bầu khí quyển, có thể dày đặc hơn Trái đất, đặc, có mây mù và cùng nhiều núi lửa đang hoạt động nhưng cũng là một dấu hiệu về sự tồn tại của sự sống trên Kepler 452b. Bên cạnh đó, người anh họ cách 1400 năm ánh sáng này có trọng lực mạnh gấp 2 lần Trái đất.

Tuy có nhiều dấu hiệu lạc quan về sự sống trên hành tinh mới giống Trái đất này để vui mừng thực sự chúng ta sẽ phải đợi một thời gian khá dài nữa, khi các nhà khoa học có những bước đi tiếp theo. Dự kiến đến năm 2017, NASA sẽ phóng một vệ tinh mang tên TESS có khả năng cung cấp cho các nhà khoa học thông tin chi tiết về kích cỡ, khối lượng và bầu khí quyển của các hành tinh quay xung quanh các ngôi sao. Lúc đó mọi chuyện sẽ rõ ràng và cụ thể hơn.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.