Kinh hoàng sâu bướm nhiễm virus xác sống phát nổ như phim kinh dị

(Kiến Thức) - Nhiễm phải virus xác sống, sâu bướm British phát nổ hệt như trong phim kinh dị. 

Mới đây, Tiến sĩ Chris Miller, quản lý của Quỹ Động vật Hoang dã ở Lancashire, Manchester và North Merseyside, đã tiến hành khảo sát những loài bướm ở khu vực Winmarleigh Moss và phát hiện một con sâu bướm bị nhiễm virus Baculoviridae hay còn gọi là virus xác sống.
Kinh hoang sau buom nhiem virus xac song phat no nhu phim kinh di
 
Khi bị nhiễm phải loại virus này, số phận của con sâu bướm đã bị định đoạt. Loài virus đáng sợ này tạo nên một ma trận protein, khiến bản năng của sâu bướm bị thay đổi, thúc đẩy những con sâu bướm leo lên những cành lá cao, tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời.
Cuối cùng, dưới ánh sáng mặt trời mạnh mẽ, rực rỡ, cơ thể của sâu bướm bị hóa lỏng và cuối cùng nổ tung, khiến virus được dịp lan rộng, có cơ hội lây sang các loài côn trùng khác. 
Kinh hoang sau buom nhiem virus xac song phat no nhu phim kinh di-Hinh-2
 
"Cái chết của con sâu bướm giống như một cảnh phim kinh dị về xác sống rất rùng rợn. Cơ thể của nó nổ tung, không còn nguyên vẹn", tiến sĩ Chris Miller cho biết.
Đáng nói, sau khi kiểm tra, Chris Miller phát hiện thêm, con sâu bướm mà ông phát hiện không phải là vật chủ duy nhất nhiễm phải loài virus đáng sợ này. 
Kinh hoang sau buom nhiem virus xac song phat no nhu phim kinh di-Hinh-3
 
Theo tìm hiểu, Baculoviridae là một họ virus, hiện nay có 49 loài trong họ này, được chia thành 4 chi. Baculoviruses được biết là gây bệnh cho động vật không xương sống , với hơn 600 loài ký chủ đã được mô tả.
Các dạng bướm đêm chưa trưởng thành (ấu trùng) là những vật chủ phổ biến nhất, nhưng những virut này cũng đã được tìm thấy là gây bệnh cho cây cảnh, muỗi và tôm. 
Kinh hoang sau buom nhiem virus xac song phat no nhu phim kinh di-Hinh-4
 
May mắn thay, Baculoviruses không có khả năng lây nhiễm sang động vật có vú và thực vật. Được coi là không gây hại cho con người nên chúng là một lựa chọn an toàn để sử dụng trong các ứng dụng nghiên cứu sinh học. 

Nóng lên toàn cầu làm virus khủng sống lại

(Kiến Thức) - Hiện tượng nóng lên toàn cầu là nguyên nhân khiến nhiều khối băng khổng lồ tan chảy, virus khổng lồ tái xuất, làm xuất hiện nhiều hiện vật khảo cổ độc nhất. 

Virus khổng lồ 30.000 năm tuổi. Mới đây các nhà khoa học Pháp cho biết vừa phát hiện một loài virus “khổng lồ” đã hồi sinh sau gần 30.000 năm bị chôn vùi dưới lớp băng vĩnh cửu ở vùng Siberia, nơi nhiệt độ trung bình năm là -13,4 độ C. Các nhà khoa học đã phát hiện ra virus cổ xưa khi nuôi dưỡng các amip tồn tại trong những mẫu đất đóng băng vĩnh cửu. Kích thước của loại virus này khoảng 1,5 micromét; chứa đựng tới 500 gene.
Virus khổng lồ 30.000 năm tuổi. Mới đây các nhà khoa học Pháp cho biết vừa phát hiện một loài virus “khổng lồ” đã hồi sinh sau gần 30.000 năm bị chôn vùi dưới lớp băng vĩnh cửu ở vùng Siberia, nơi nhiệt độ trung bình năm là -13,4 độ C. Các nhà khoa học đã phát hiện ra virus cổ xưa khi nuôi dưỡng các amip tồn tại trong những mẫu đất đóng băng vĩnh cửu. Kích thước của loại virus này khoảng 1,5 micromét; chứa đựng tới 500 gene. 

Cảnh báo đáng sợ sau sự hồi sinh của virus 700 tuổi

(Kiến Thức) - Sau vụ hồi sinh của virus  700 tuổi, giới khoa học cảnh báo sự ấm lên toàn cầu có thể khiến nhiều virus cổ đại đáng sợ khác trỗi dậy.

Các nhà nghiên cứu vừa hồi sinh được một loại virus cũ, có niên đại 700 năm tuổi, được phát hiện trong hóa thạch phân tuần lộc. Họ cho biết tiềm năng hồi sinh lại các loài virus khác là rất cao.

 
Theo các nhà khoa học, virus mới hồi sinh có thể đã nhiễm vào tuần lộc qua đường ăn uống. Eric Delwart, một nhà nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Hệ thống máu tại San Francisco, Mỹ, cho biết phát hiện này chứng minh virus có thể tồn tại một cách đáng ngạc nhiên trong thời gian dài ở môi trường lạnh. Các nhà khoa học sẽ tiến hành nghiên cứu sinh học và tìm ra cách đánh bại mẫu virus vừa hồi sinh.

Nhóm nghiên cứu của Eric đã phân tích các vật liệu di truyền của virus (các đại phân tử đóng vai trò lưu giữ và truyền thông tin di truyền qua các thế hệ tế bào) chứa trong lõi khoan các lớp phân tuần lộc đóng cặn lên đến 4.000 năm tuổi trong một tảng băng ở dãy núi Selwyn của Canada.

Tuần lộc nhiễm loại virus kể trên khi ăn lá cây.
 Tuần lộc nhiễm loại virus kể trên khi ăn lá cây.
Tuần lộc thường tập trung ở gần các tảng băng để thoát khỏi côn trùng và cái nóng mùa hè, và phân của chúng thải tại đây thường có chứa những thực vật đã tiêu hóa một phần. Các tác giả đã tách hoàn toàn được bộ gene, DNA của virus khỏi lớp lõi băng 700 tuổi.

Sử dụng công nghệ di truyền ngược, các tác giả tái tạo bộ gene, DNA của virus để khẳng định virus có thể lây lan ở các loài thực vật. Trong điều kiện đóng băng liên tục, nguồn gốc của virus có thể được bảo quản trong nhiều thế kỷ.

Phát hiện trên làm dấy lên báo động cho toàn nhân loại, nhóm nghiên cứu cảnh báo khi băng Bắc Cực tan chảy nhanh hơn vì tác động của biến đổi khí hậu, hàng loạt các virus cổ đại có thể được giải phóng vào môi trường, rất nhiều virus trong số đó có thể vẫn còn gây ảnh hưởng truyền nhiễm.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.