Mời quý vị xem video: Xem giun ký sinh chui ra khỏi nhện
Tò vò ngọc lục bảo, tên khoa học là Ampulex compressa, một loài côn trùng cánh màng trong họ Ampulicidae, thuộc chi Ampulex.
Đối với con người, loài tò vò này gần như không ảnh hưởng nhiều, cũng không có danh tiếng là loài động vật nguy hiểm. Tuy nhiên, đối với loài gián, tò vò gián ngọc lục bảo thực sự là cơn ác mộng kinh hoàng.
Tò vò gián ngọc lục bảo chính xác là một loại tò vò ký sinh, sử dụng cơ thể của những con gián để sinh trưởng và phát triển.
Để làm được việc đó, những con tò vò gián ngọc lục bảo sẽ tiếp cận và bắt những con gián làm nô lệ.
Sau khi khống chế được gián, tò vò sẽ tiêm nọc độc chính xác vào hạch bạch huyết cụ thể của loài gián 2 lần. Cú chích ban đầu cho một hạch bạch huyết ngực và tiêm nọc độc để làm làm tê liệt mức độ nhẹ chân trước của nạn nhân của nó.
Việc mất khả năng di chuyển tạm thời của con gián tạo điều kiện cho tò vò chính nọc độc thứ hai tại một vị trí chính xác trong hạch đầu của nạn nhân (não), trong phần điều khiển phản xạ chạy trốn.
Kết quả của hai cú chích này, con gián sẽ đầu tiên lờ đờ, và sau đó trở nên chậm chạp và không thể hiện phản ứng chạy thoát bình thường.
Sau đó, con gián lâm vào tình trạng nửa mê nửa tỉnh, tự làm sạch râu và hai chân trước của mình một cách tỉ mỉ trong khi con tò vò chuẩn bị đẻ trứng.
Một số chuyên gia tin rằng việc kích thích con gián tự vệ sinh là để đảm bảo một vật chủ sạch sẽ, không có vi khuẩn, hạn chế cho ấu trùng tò vò bị tổn thương. Những người khác nghĩ rằng đó đơn giản là một cách để giữ cho con gián bận rộn và mất tập trung trong khi tò vò "đào huyệt" chôn sống con gián.
Vào thời điểm con gián làm sạch cơ thể mình xong, nọc độc của tò vò ngọc lục bảo đã hoàn toàn chiếm lấy ý chí của nó. Con gián lúc này cực kỳ ngoan ngoãn, theo tò vò đi vào một cái hang nhỏ dưới đất do tò vò đào.
Trong hang, con tò vò đáng sợ đẻ một quả trứng trắng, dài khoảng 2 mm, trên bụng của con gián. Sau đó nó thoát ra và lấp kín lối vào hang bằng các viên sỏi, để kẻ săn mồi khác không cướp mất con gián chứ không phải để con gián khỏi chạy thoát.
Với phản xạ thoát của nó bị vô hiệu hóa, những con gián đáng thương chỉ đơn giản là trở thành một cái xác sống, nằm trong hang với quả trứng của con tò vò khi nở khoảng 3 ngày sau. Ấu trùng tò vò nở và sống trong 4-5 ngày trên con gián, sau đó nó cắn thủng bụng của tò vò và sống như như ký sinh trùng trong đó.
Trong khoảng thời gian 8 ngày, ấu trùng tò vò tiêu thụ các cơ quan nội tạng của con gián theo thứ tự tối đa hóa khả năng con gián sẽ sống sót, ít nhất là cho đến khi ấu trùng đi vào giai đoạn nhộng và tạo thành một cái kén bên trong cơ thể của con gián. Cuối cùng, con tò vò trưởng thành phát triển từ cơ thể của con gián để bắt đầu cuộc sống trưởng thành của nó, hoàn thành vòng đời kinh dị của mình.