Người đàn ông phù nề hạ họng vì tự xử lý hóc xương cá

Khi bị hóc xương cá nhiều người thường dùng tay để móc họng hoặc dùng mẹo như nuốt cơm nóng, uống nước.... Tuy nhiên, cách làm này rất nguy hiểm, dễ khiến xương cá trôi sâu hơn hoặc làm tổn thương, gây thủng thực quản.

Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí (Quảng Ninh) vừa thông tin, mới đây, bệnh viện tiếp nhận người đàn ông 69 tuổi (Kinh Môn, Hải Dương) nhập viện với chẩn đoán phù nề hạ họng, thanh quản.
Qua khai thác bệnh sử, trong lúc ăn cơm, ông N.Đ.C. bị hóc xương cá, cảm giác đau và vướng khi nuốt nước bọt. Thay vì đến các cơ sở y tế để được hỗ trợ lấy dị vật, người bệnh đã cố gắng móc dị vật nhưng không được. Cảm giác đau ở cổ ngày càng tăng, sưng to và khó thở nên người bệnh được người nhà đưa đến Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí.
Nguoi dan ong phu ne ha hong vi tu xu ly hoc xuong ca
 Hình ảnh phù nề hạ họng của người bệnh. Ảnh BVCC
Tại bệnh viện, các bác sĩ đã tiến hành nội soi lấy dị vật là mảnh xương cá cho người bệnh.
Theo BsCKI. Nguyễn Thanh Huyền – Phó Trưởng khoa Tai mũi họng bệnh viện cho biết, nhiều người khi bị hóc xương cá thường dùng tay để móc họng hoặc dùng mẹo như nuốt cơm nóng, uống nước.... Tuy nhiên, cách làm này rất nguy hiểm, dễ khiến xương cá trôi sâu hơn hoặc làm tổn thương, gây thủng thực quản.
Vì vậy nếu không may bị hóc xương cá hoặc các dị vật khác, không nên cố nuốt, chú ý không móc họng vì sẽ gây nôn nhiều, có thể gây phù nề hoặc khiến khó thở. Thay vào đó hãy đến các cơ sở y tế gần nhất để thăm khám và có hướng xử trí kịp thời.

Cách chữa hóc xương cá trong "phút mốt" cực đơn giản mà hiệu quả

Hóc xương cá là một trong những tai nạn thường gặp khi ăn uống. Bạn cần “bỏ túi” cách chữa hóc xương cá nhanh nhất để phòng khi cần thiết và tránh những nguy hiểm, khó chịu.

Hóc xương cá có nguy hiểm không?
Nếu bị hóc xương cá nhỏ thì việc xử lý cũng không quá khó. Tuy nhiên, với trường hợp bị hóc xương to, sắc nhọn thì sẽ dễ dẫn đến nhiều nguy hiểm như thủng mạch máu và thực quản, xương lạc vào lồng ngực gây áp xe trung thất, áp xe màng phổi, thủng động mạch... Nếu không được xử lý kịp thời thì có thể dẫn đến nguy cơ tử vong cao.

Rút xương cá bị hóc xong, người phụ nữ suýt mất mạng vì lý do hiếm gặp

Dù đã được nội soi rút xương cá tại bệnh viện tuyến dưới nhưng sau đó nữ bệnh nhân phải chuyển lên bệnh viện trung ương cấp cứu vì tình trạng hết sức nguy hiểm và hiếm gặp.

Bệnh viện Việt Đức (Hà Nội) ngày 6-11 cho biết vừa tiếp nhận nữ bệnh nhân 66 tuổi ở tỉnh Phú Thọ trong tình trạng nhiễm trùng, khó thở, vùng cổ sưng đau. Ngay sau khi tiếp nhận cấp cứu, các bác sĩ đã khám và chẩn đoán ca áp-xe trung thất nghi do vết thương thực quản vì hóc xương cá.
Rut xuong ca bi hoc xong, nguoi phu nu suyt mat mang vi ly do hiem gap
PGS-TS Nguyễn Đức Chính cảnh báo áp-xe trung thất do thủng thực quản là căn bệnh hiếm gặp.
Trước đó 1 tuần, nữ bệnh nhân bị hóc xương cá sau ăn và đã nội soi thực quản rút xương cá. Sau điều trị, bệnh nhân có biểu hiện sốt, khó thở, đau nhiều, sưng vùng cổ và được chẩn đoán có ổ áp-xe lớn nằm vị trí quanh thực quản nên đã chuyển Bệnh viện Việt Đức (Hà Nội) điều trị với chẩn đoán nghi áp-xe trung thất.
PGS-TS Nguyễn Đức Chính, Trưởng khoa Phẫu thuật nhiễm khuẩn và chăm sóc vết thương - Bệnh viện Việt Đức, cho biết trên phim chụp cắt lớp phát hiện ổ áp-xe lớn quanh thực quản lan từ ngang cột sống cổ xuống cột sống lưng. Bệnh nhân được chẩn đoán áp-xe trung thất do hóc xương cá thủng thực quản. Đây là bệnh lý rất nguy hiểm, nguy cơ biến chứng và có thể ảnh hưởng đến tính mạng, cần phải xử lý sớm.
Theo PGS Chính, trung thất là một khoang nằm ở trong lồng ngực, phía trên là nền cổ, phía dưới là cơ hoành. Trung thất chứa các tạng rất quan trọng như cách mạch máu lớn, tim, phổi… Áp-xe trung thất là căn bệnh nguy hiểm, nếu không xử lý đúng cách và kịp thời, nạn nhân có thể tử vong do khối mủ lan rộng vỡ vào khoang lồng ngực, gây tổn thương mạch máu, vỡ vào màng tim. Đây là một thể bệnh hiếm gặp, phức tạp và các cơ sở y tế cũng không có nhiều báo cáo về ca bệnh áp-xe trung thất do thủng thực quản tại Việt Nam.
Với bệnh nhân này, các bác sĩ đã mổ dẫn lưu ổ áp-xe ra nhiều mủ trắng có mùi thối do vi khuẩn kỵ khí, đặt các ống dẫn lưu từ cổ xuống trung thất để rửa mủ liên tục kèm kháng sinh liều cao. Khoảng 2 tuần nữa sau khi tình trạng ổn định, bệnh nhân mới có thể cho ăn được qua miệng.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.