Không viêm không nhỏ mũi, ngoáy mũi

Không viêm không nhỏ mũi, ngoáy mũi
- Chị Nguyễn Hồng Hà (ở Ba Đình, Hà Nội) có đứa con gái vừa tròn 1 tuổi. Chị rất quan tâm chăm sóc con, thường xuyên nhỏ mũi, xịt mũi bằng nước muối biển, đồng thời lấy tăm bông ngoáy mũi cho con với mục đích phòng bệnh tai mũi họng. Hôm vừa rồi, con bé đã buồn ngủ rũ mắt nhưng nhớ ra con vẫn chưa rửa mũi nên chị đè con ra nhỏ mũi, đồng thời ngoáy mũi. Vì không bằng lòng nên con bé lăn ra khóc, khóc đến nỗi ọe hết cả cháo vừa ăn ra chăn đệm. Báo hại đã gần 10h đêm mà vợ chồng chị phải thu dọn bãi chiến trường, trong khi con thì quấy khóc.

 
Lời bàn:
PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội cho biết, nhiều bà mẹ chăm con quá, ngồi rỗi rãi không làm gì cho con là không yên tâm, thế nên cứ nhỏ mũi, nhỏ mắt, nhỏ cả nước muối sinh lý vào miệng, ngoáy tai... cho trẻ khá nhiều lần trong ngày.
Thực ra, khi trẻ không bị viêm thì không cần phải làm gì cả. Cơ thể con người có cơ chế tự làm sạch nên không cần thiết phải suốt ngày vệ sinh mắt, mũi cho trẻ. Bị ép buộc, trẻ dễ có phản ứng khóc và nôn, thậm chí không buồn nôn cũng cố ọe ra. Việc làm như chị Hà ở trên vừa mất thời gian mà chẳng giải quyết được gì, vừa mệt người, vừa gây ức chế cho trẻ.
Hoài Hương (ghi)
[links()]

Tin mới

Không nên nấu cơm một lần ăn hai bữa

Không nên nấu cơm một lần ăn hai bữa

(Kiến Thức) - Các con đi lấy chồng, lấy vợ hết nên hai ông bà Vương Thị Hoa (Đông Anh, Hà Nội) thường xuyên nấu cơm một lần ăn hai bữa. Bà thường nấu cơm lúc 9 giờ sáng, đến 11 giờ trưa ăn, còn bao nhiêu lại cắm điện chiều tối ăn tiếp. Nhiều hôm cơm khô, không còn vị thơm ngon nên ông ăn không thấy ngon, chán ăn và ăn được rất ít. 

Bị đột quỵ không nên cõng

Bị đột quỵ không nên cõng

(Kiến Thức) - Bà Nguyễn Thị Vân (Hà Đông, Hà Nội) bị tai biến mạch máu não. Người nhà bệnh nhân vội xốc bà dậy, cõng ra xe taxi đưa đi cấp cứu. Đến viện thì bà đã tử vong, nguyên nhân một phần là do gia đình bệnh nhân cõng bệnh nhân khiến máu không lên được não.
Ai có nguy cơ bị viêm gan A ?

Ai có nguy cơ bị viêm gan A ?

Khoảng 1/3 dân số Mỹ có kháng thể kháng HAV, điều này có nghĩa là họ đã có lúc tiếp xúc với virus. Bạn có nguy cơ cao bị nhiễm HAV, nếu:
Phòng bệnh viêm gan A

Phòng bệnh viêm gan A


Viêm gan siêu vi A rất dễ lây. Ngăn ngừa sự lây lan của virus bao gồm bảo vệ bạn và những người khác khỏi bị nhiễm bệnh.