Tưởng bệnh cao huyết áp hóa ra đa hồng cầu

Tưởng bệnh cao huyết áp hóa ra đa hồng cầu
- Bà Nguyễn Thị Hương (Phú Thọ) vốn bị bệnh cao huyết áp. Lần này, bà thấy gầy sút, mặt và lòng bàn tay hay đỏ, hoa mắt, chóng mặt... cứ tưởng mình bị huyết áp tăng nên nhiều khi chưa kịp đo huyết áp mà vội uống thuốc hạ huyết áp. Tuy nhiên, uống xong lại không thấy đỡ, các biểu hiện bệnh thậm chí nặng thêm, chảy máu cam, tới khi bà vào viện thăm khám, bác sĩ nói bị bệnh đa hồng cầu.

 
Lời bàn:
GS Nguyễn Văn Chương, Bệnh viện 103 cho biết, bệnh đa hồng cầu hay gặp ở người cao huyết áp, có bệnh động mạch vành. Các triệu chứng của bệnh gần giống với tăng huyết áp nên một số bệnh nhân lầm tưởng.
Tuy nhiên, bệnh đa hồng cầu còn có thể xuất hiện những vết bầm tím trên da, xuất huyết tiêu hóa, thậm chí chảy máu cam và đau nhức xương khớp... Vì vậy, cần đến bệnh viện chuyên khoa để phát hiện và điều trị sớm bệnh.

P.Hằng (ghi)
[links()]

Tin mới

Không nên nấu cơm một lần ăn hai bữa

Không nên nấu cơm một lần ăn hai bữa

(Kiến Thức) - Các con đi lấy chồng, lấy vợ hết nên hai ông bà Vương Thị Hoa (Đông Anh, Hà Nội) thường xuyên nấu cơm một lần ăn hai bữa. Bà thường nấu cơm lúc 9 giờ sáng, đến 11 giờ trưa ăn, còn bao nhiêu lại cắm điện chiều tối ăn tiếp. Nhiều hôm cơm khô, không còn vị thơm ngon nên ông ăn không thấy ngon, chán ăn và ăn được rất ít. 

Bị đột quỵ không nên cõng

Bị đột quỵ không nên cõng

(Kiến Thức) - Bà Nguyễn Thị Vân (Hà Đông, Hà Nội) bị tai biến mạch máu não. Người nhà bệnh nhân vội xốc bà dậy, cõng ra xe taxi đưa đi cấp cứu. Đến viện thì bà đã tử vong, nguyên nhân một phần là do gia đình bệnh nhân cõng bệnh nhân khiến máu không lên được não.
Ai có nguy cơ bị viêm gan A ?

Ai có nguy cơ bị viêm gan A ?

Khoảng 1/3 dân số Mỹ có kháng thể kháng HAV, điều này có nghĩa là họ đã có lúc tiếp xúc với virus. Bạn có nguy cơ cao bị nhiễm HAV, nếu:
Phòng bệnh viêm gan A

Phòng bệnh viêm gan A


Viêm gan siêu vi A rất dễ lây. Ngăn ngừa sự lây lan của virus bao gồm bảo vệ bạn và những người khác khỏi bị nhiễm bệnh.