Khoai lang, khoai tây mọc mầm có nên ăn?

Tuy không nguy hiểm như mầm khoai tây nhưng khoai lang mọc mầm cũng được khuyến cáo là không nên ăn vì chứa độc tố.

Củ khoai tây mọc mầm
Khoai tây là loại thực phẩm quen thuộc trong mỗi gia đình. Trong khoai tây có chứa chất solanin; khoai tây thông thường có hàm lượng solanin thấp và sẽ không gây hại cho cơ thể. Nhưng khi đã nảy mầm; chất solanin sẽ tăng lên một lượng lớn và thành một chất độc gây hại cho con người; mà dù đun nóng cũng không thể loại bỏ được.
Người dùng cũng nên chú ý đến những củ khoai tây có màu xanh, giống như khoai tây mọc mầm; thực tế là tín hiệu tăng solanin trong loại củ này.
Khoai lang, khoai tay moc mam co nen an?
Chất solanin có trong khoai tây phân bố chủ yếu trên biểu bì xanh; nếu còn ít biểu bì xanh, sau khi loại bỏ bề mặt có thể ăn được solanin. Tuy nhiên, nếu ăn 200mg solanin (tầm 50gram khoai tây xanh hoặc đã mọc mầm) thì có thể bị ngộ độc thực phẩm.
Nếu không thể đánh giá được độ nảy mầm hay độ xanh của khoai tây; thì nên vứt bỏ chúng ngay lập tức không cần phải suy nghĩ, đắn đo.
Khoai tây tốt nhất nên bảo quản ở nhiệt độ thấp (chừng 4 độ C); tránh tiếp xúc với ánh sáng, ví như ngăn đá tủ lạnh.
Cũng có thể để một lượng nhỏ khoai tây cùng với táo và chuối; khí ethylene do táo và chuối thoát ra có thể ức chế tỷ lệ nảy mầm của khoai tây rất hiệu quả.
Lạc
Lạc là một loại thực phẩm dinh dưỡng rất tốt cho cơ thể người. Tuy nhiên hạt lạc mọc mầm, thành phần dinh dưỡng của chúng giảm xuống rất thấp, đồng thời trong quá trình nảy mầm, hàm lượng nước tăng cao càng dễ bị nhiễm độc.
Độc tố được sản sinh trong quá trình mầm phát triển. Loại độc tố này có hại cho cơ thể người, gây nên bệnh ung thư gan. Lúc đầu mầm có màu vàng, sau chuyển thành màu xanh vàng, cuối cùng là màu xanh lục.
Khoai lang, khoai tay moc mam co nen an?-Hinh-2
Thủ phạm gây lạc mốc là một loài nấm mốc rất nguy hiểm có tên là aspergillus flavus tiết ra độc tố aflatoxin cực kỳ nguy hiểm. Độc tố này chủ yếu gây nhiễm độc gan. Aflatoxin còn là độc tố gây ung thư rất bền ở nhiệt độ cao. Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng ở nhiệt độ tới 1500C trong nửa giờ, các bào tử nấm đều bị diệt nhưng độc tố của chúng vẫn không bị phá huỷ hoàn toàn. Ăn phải vẫn rất nguy hiểm.
Củ gừng mọc mầm
Khoai lang, khoai tay moc mam co nen an?-Hinh-3
Gừng mọc mầm không những không còn giá trị dinh dưỡng gì mà ngược lại nó còn làm giảm giá trị dinh dưỡng của người ăn. Hơn nữa, gừng bị mốc hỏng còn chứa độc tố safrole, loại độc tố có khả năng gây tổn thương và ung thư gan. Vì vậy, khi chọn mua củ gừng bạn nên chọn loại củ có màu sắc tươi sáng, cầm chắc tay, không dập, hỏng mốc để đảm bảo sức khoẻ.
Khoai lang
Tuy không nguy hiểm như mầm khoai tây nhưng khoai lang mọc mầm cũng được khuyến cáo là không nên ăn vì chứa độc tố. Chất độc này có thể gây nôn mửa, đau bụng, chóng mặt, hoa mắt, buồn nôn...
Khoai lang, khoai tay moc mam co nen an?-Hinh-4
Nếu thấy khoai có mầm, hãy khoét bỏ phần mầm đi và ngâm khoai trong nước muối rồi mới sử dụng. Ngoài ra khi mua khoai lang về, chúng ta nên bảo quản khoai ở nơi khô ráo, mát mẻ, tránh ánh sáng, gió lùa, nơi có không khí nóng và ẩm sẽ khiến khoai mau chóng mọc mầm.
Củ sắn mọc mầm
Khi củ sắn mọc mầm sẽ sinh ra các chất alkaloid solanine cực độc. Chất độc này có thể gây ra các triệu chứng như tiêu chảy, ói mửa, đau tức ngực và thậm chí còn gây tử vong.
Hành mọc mầm
Đối với các loại củ sử dụng làm gia vị trong các bữa ăn hằng ngày như tỏi, hành khô... khoa học đã chứng minh khi củ mọc mầm không gây độc tố. Tuy không độc nhưng khi ăn phải hành mọc mầm sẽ không mang lại giá trị dinh dưỡng.
Nguyên nhân là do khi bị mọc mầm, các chất dinh dưỡng sẽ được nuôi cái mầm đó nên khiến hành bị xốp, mất đi chất tinh dầu không còn thơm ngon và dậy mùi nữa. Bởi vậy, mọi người cũng không nên ăn hành khi đã mọc mầm.

2 thực phẩm mọc mầm tăng gấp đôi dinh dưỡng, loại thứ 3 cần tránh

Có những thực phẩm mọc mầm rất tốt cho sức khỏe, nhưng có những thực phẩm mọc mầm gây độc hại ăn vào dễ nhập viện.

Đậu tương mọc mầm

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, hạt đậu tương là một trong số ít hạt có hàm chất dinh dưỡng cao khi mọc mầm.  Đặc biệt, hạt đậu tương sau khi nảy mầm, sẽ giúp cho hàm lượng dưỡng chất trong hạt tăng gấp đôi. Vì vậy, khi bạn thấy đậu tương mọc mầm cũng là thời điểm phù hợp để các bà nội trợ sử dụng chế biến cho gia đình những món ăn ngon, lại rất tốt cho sức khoẻ.

Thường xuyên ăn tỏi mọc mầm tốt cho sức khỏe, ngăn ngừa đột quỵ

Ăn tỏi mọc mầm giúp bảo vệ tim mạch, ngăn ngừa đột quỵ, tăng cường hệ miễn dịch.

Tỏi mọc mầm ăn được không?

Thuong xuyen an toi moc mam tot cho suc khoe, ngan ngua dot quy

Trong các loại rau, củ sử dụng làm thực phẩm, gần như chỉ có khoai tây mọc mầm là độc. Còn tỏi - loại gia vị được sử dụng làm gia vị trong các bữa ăn hằng ngày đã được khoa học chứng minh là không gây độc tố.

Tỏi mọc mầm có nhiều lợi ích cho sức khỏe hơn tỏi bình thường: giàu chất chống oxy hóa, giúp chống lại tổn thương do gốc tự do, hạn chế sự lây lan của một số loại ung thư nhất định, làm chậm quá trình lão hóa và ngăn ngừa sự hình thành của mảng bám mạch máu, bảo vệ tim hiệu quả.

Tỏi mọc mầm là dấu hiệu chứng tỏ nó đang bị già đi chứ không hỏng. Người dùng vẫn có thể dùng tỏi mọc mầm để nấu ăn. Chỉ loại bỏ tỏi nếu có những đốm đen trên củ tỏi vì đó là dấu hiệu cho thấy tỏi bị hỏng. Có thể cắt, loại bỏ phần xanh của tỏi mọc mầm khi nấu vì phần này có mùi khá mạnh.

Tác dụng khi ăn tỏi mọc mầm

Bảo vệ tim mạch

Một nghiên cứu được đăng trên tạp chí ACS' Journal of Agricultural and Food Chemistry mới đây cũng cho biết, những củ tỏi đã mọc mầm 5 ngày có hoạt tính chống oxy hóa tốt cho tim cao hơn tỏi tươi. Cũng giống như cách phytochemicals ngăn hoạt động của các chất gây ung thư, tỏi mọc mầm cũng đẩy mạnh hoạt động của enzym và ngăn chặn các hoạt động dẫn đến sự hình thành mảng bám - tác nhân quan trọng dẫn đến bệnh tắc nghẽn tim, bảo vệ cơ thể khỏi các cơn đau tim.

Ngăn ngừa đột quỵ

Tỏi mọc mầm cung cấp lượng phong phú chất anjoene - chất ngăn ngừa sự hình thành của các cục máu đông. Ngoài ra, chất nitrit trong tỏi giúp làm giãn nở động mạch. Cả hai chất hoạt động song song giúp chống lại sự hình thành của các cơn đột quỵ.

Tăng cường hệ miễn dịch

Ăn mầm tỏi, đặc biệt là tỏi mọc mầm 5 ngày sẽ giúp tăng cường hệ miễn dịch, cải thiện sức khỏe khi hệ miễn dịch của bạn kém hoặc khi bạn bị cảm lạnh.

Ngăn ngừa lão hoá

Các chất chống oxy hóa trong tỏi mọc mầm giúp loại bỏ các gốc tự do trong cơ thể, qua đó giúp làm chậm quá trình lão hóa, ngăn chặn sự xuất hiện của các nếp nhăn cũng như giảm thiểu sự suy thoái của các cơ quan trong cơ thể.

Bên cạnh đó, cũng giống như các loại hạt, đậu đỗ, gạo và ngũ cốc, tỏi càng già thì giá trị dinh dưỡng càng cao.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.