Khi nào con trẻ nằm trong “vùng nguy hiểm”?

Trẻ bị bắt nạt không chỉ là “chuyện trẻ con” mà có thể gây cho trẻ nhiều nguy hiểm như sa sút tâm lý, học lực giảm, trầm cảm có thể dẫn đến tự tử.

Tại buổi Tọa đàm "Giúp con khỏi bị bắt nạt" do Trung tâm Văn hóa Pháp L’Espace tổ chức vừa diễn ra, bà Nguyễn Thị Mai Hương - chuyên gia tâm lý trường ĐH Sư phạm Hà Nội cho biết: “Tình trạng trẻ bị bắt nạt không chỉ dừng lại ở những hành vi đùa cợt, tẩy chay từ những bạn học mà đôi khi các bậc cha mẹ cũng chính là người bắt nạt con mình mà không hề hay biết như: ép con phải ăn món mà con không thích, bắt làm những việc mà con thấy ghét, chán nản”.
Khi nao con tre nam trong “vung nguy hiem”?
Trẻ bị bắt nạt lâu dài có thể gây nguy hiểm cho trẻ (Ảnh minh họa IT) 
Nói về những dấu hiệu để các phụ huynh dễ nhận biết khi con bị bắt nạt ở trường, bà Hương cho biết: “Trước hết cha mẹ hãy để ý đến những thứ nhỏ nhất như là quần áo, sách vở của con bị mất, rách…Trên cơ thể của con có những vết cấu, xước, bầm tím…mà con không giải thích được từ đâu có. Hoặc những biểu hiện tâm lý như sợ sệt, lo lắng, khuôn mặt tái xanh, khóc, khi ngủ thường gặp ác mộng”.
TS Nguyễn Thị Ngọc Minh, giảng viên trường ĐH Sư phạm Hà Nội chia sẻ: “Bản thân mình là người mẹ có con là nạn nhân của việc bắt nạn học đường, những ngày đầu đi học, con thường trở về nhà với tâm trạng buồn bực. Khi được mẹ giao nhiệm vụ thì con thường lắc đầu và nói con không muốn làm, rồi sau đó bắt đầu có những suy nghĩ mang tính tiêu cực”.
Phụ huynh lo lắng khi con mình là nạn nhân bắt nạt làm cách nào để dừng hành vi này hoàn toàn lại là một câu hỏi khó. Bằng những kinh nghiệm giúp con không bị bắt nạt, TS Minh cho biết: “Trước hết phải giúp con cân bằng cảm xúc. Khi con cảm giác an toàn, lúc đó mới để cho con kể lại câu chuyện vì sao con bị bắt nạt? Cùng con tìm nguyên nhân rồi đưa ra các phương án khác nhau hoặc phản biện các phương án của con để tìm cách giải quyết tốt nhất”.
Một giải pháp để xử lý tình trạng này là bố mẹ có thể sử dụng hiệu ứng mũi tên kháng cự. Tức là biến những điểm yếu của trẻ thành thế mạnh, xoay chuyển tình thế, dùng cách đó để làm vũ khí phòng ngừa bằng tất cả sự tự tin của con. Đặc biệt “vũ khí” đó phải được thực hiện bằng lời nói, tuyệt đối không đáp trả bằng vũ lực.
Tự tin là một pháo đài bảo vệ trẻ khỏi kẻ bắt nạt. Để có được điều này, các bậc cha mẹ trước hết cần phải lắng nghe, thấu hiểu con trẻ, tìm cách nói chuyện với trẻ rồi giúp con gọi tên những cảm xúc mà mình đã gặp phải. Khi trẻ biết bộc lộ, cha mẹ hãy rèn cho con tư duy phản biện, biết thể hiện suy nghĩ của mình. Từ đó con sẽ có đủ tự tin, mạnh mẽ, không e sợ trước bạn bè, chắc chắn không một kẻ bắt nạt nào muốn đến gần con
Không chỉ vậy, bà Hương, rèn sự tự tin của con, thể hiện qua phong thái, hãy giúp con đi thẳng, nhìn thẳng, tự tin thoải mái, không e sợ trước bạn bè. Đối với những đứa trẻ nhút nhát (điểm yếu của trẻ bị bắt nạt) thì những lời động viện từ bố mẹ sẽ giúp con đối diện với những “kẻ thù địch” một cách khôn ngoan.

Những bệnh trẻ em hay mắc phải khi gió lạnh về

(Kiến Thức) - Trẻ em là đối tượng dễ nhiễm bệnh khi thời tiết giao mùa. Cha mẹ nên biết những bệnh trẻ em hay mắc phải này để biết cách phòng tránh cho bé.

Cảm, cúm ở trẻ
Cảm cúm là một bệnh trẻ em liên quan đến đường hô hấp khi bé tiếp xúc trực tiếp với người bệnh hoặc nhiễm khuẩn hô hấp qua nước mũi, đờm. Bệnh này thường xảy ra với bé khi thời tiết nóng lạnh thất thường khiến bé chưa kịp thích nghi.
Trẻ mắc bệnh cảm cúm thường có các triệu chứng như nghẹt mũi, chảy nước mũi, sốt, đau đầu, ho, sưng họng hoặc mệt mỏi... Trong trường hợp có triệu chứng sốt cao, cha mẹ phải nhanh chóng hạ sốt và đưa trẻ đi khám, điều trị để tránh các biến chứng nguy hiểm liên quan đến đường hô hấp sau này.
Viêm phế quản ở trẻ
Nhung benh tre em hay mac phai khi gio lanh ve
 Trẻ dễ bị viêm phế quản trong thời tiết lạnh. Ảnh: Hoidapbacsy.
Khi trẻ có biểu hiện ho, ho có đờm vàng, trắng, xanh lá, chảy nước mũi trong, sưng họng, bỏ ăn, sốt vừa hoặc cao, khó thở hay có cảm giác thắt ngực, đau dưới xương ức, cha mẹ hãy nghĩ ngay đến nguy cơ bé bị viêm phế quản. Lúc này, cha mẹ cần đưa trẻ đi khám để có hướng điều trị kịp thời tránh những biến chứng nguy hiểm như: suy hô hấp, viêm phổi (do dễ bị bội nhiễm), xẹp phổi, viêm tai giữa...
Trẻ nhỏ rất dễ mắc viêm phế quản khi thời tiết thay đổi, giao mùa, tiếp xúc mầm bệnh từ cộng đồng, các đồ vật, đồ chơi trẻ em, môi trường không được vệ sinh khiến vi rút xâm nhập đường hô hấp và gây ra tình trạng viêm phế quản.
Viêm đường hô hấp ở trẻ
Giao mùa là thời điểm vi khuẩn sinh sôi nảy nở nên trẻ dễ bị nhiễm khuẩn khi hít phải nguồn bệnh gây ra bệnh viêm đường hô hấp.
Nhung benh tre em hay mac phai khi gio lanh ve-Hinh-2
Trẻ dễ viêm đường hô hấp trong thời điểm giao mùa. Ảnh: Hocam.
Viêm đường hô hấp trên thường là viêm mũi họng, viêm amidan, viêm tai giữa, ho và cảm lạnh. Bệnh này thường diễn biến trong vòng vài ba ngày với các dấu hiệu sốt cao hoặc vừa ho, hắt hơi, chảy nước mũi, nghẹt mũi, thay đổi giọng, mất giọng, trẻ dưới 1 tuổi có thể nôn, quấy khóc.
Viêm đường hô hấp dưới thường gặp ở dạng viêm thanh quản, khí quản, phế quản, tiểu phế quản và phổi. Một số dấu hiệu thường gặp như: khó thở, cánh mũi phập phồng, thở nhanh và trẻ sơ sinh hoặc đang bú có thể bị trướng bụng, da xanh tím, giảm trương lực cơ...
Cha mẹ hãy sớm nhận biết các dấu hiệu này để đưa trẻ đi thăm khám sớm tránh các biến chứng xảy ra vì có thể trẻ sẽ bị viêm tai giữa, nghiêm trọng hơn nếu có các dấu hiệu li bì, co giật, bỏ bú... sẽ dẫn đến các biến chứng lâu dài, thậm chí là tử vong.
Viêm mũi dị ứng ở bé
Thời tiết chuyển mùa là nguyên nhân cơ bản khiến trẻ có cơ địa mẫn cảm dễ bị viêm mũi di ứng gây tình trạng ngứa mũi, hắt hơi sổ mũi bị nghẹt mũi thậm chí là khó thở, ù tai... Nếu tình trạng kéo dài có thể gây biến chứng hen phế quản, hen suyễn, viêm amidan ở bé. Đối với những trẻ hay bị viêm mũi di ứng, cha mẹ nên để bé tiếp xúc, vui chơi ở môi trường trong lành, không khói bụi, lông động vật, phấn hoa... để giảm nguy cơ mắc bệnh.
>>> Mời quý độc giả xem thêm video: Phòng bệnh hô hấp khi giao mùa ở trẻ. Nguồn: YouTube:

Để trẻ em bẩn hay sạch tốt hơn?

Bạn nên biết nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng trong những năm đầu đời, để trẻ ăn dơ, nghịch bẩn thực ra lại có lợi cho chúng. 

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.