Khám phá từ trường mạnh nhất của vũ trụ

(Kiến Thức) - Các nhà khoa học từ Đại học Exeter và Đại học Quốc tế Bremen đã phát hiện ra thứ được cho là từ trường mạnh nhất trong Vũ trụ. 

Trong một bài báo đăng trên tạp chí Science, Tiến sĩ Daniel Price và Giáo sư Stephan Rosswog cho thấy chính những va chạm dữ dội giữa các ngôi sao neutron ở ngoài vũ trụ đã tạo ra trường này, chúng mạnh hơn 1000 triệu lần so với từ trường của trái đất chúng ta.

Và cũng có quan điểm cho rằng, chính những vụ va chạm này có thể đứng sau một số vụ nổ sáng nhất trong Vũ trụ kể từ sau Vụ nổ Big Bang.

Kham pha tu truong manh nhat cua vu tru

Nguồn ảnh: Inverse 

Tiến sĩ Daniel Price, Khoa Vật lý tại Đại học Exeter cho biết: "Lần đầu tiên, chúng tôi đã mô phỏng được những gì xảy ra với từ trường khi các sao neutron va chạm và xác nhận rằng, từ trường được tạo ra có thể đủ để châm ngòi cho các vụ nổ tia Gamma.

Các vụ nổ tia gamma là vụ nổ mạnh nhất mà chúng ta có thể phát hiện nhưng cho đến gần đây, người ta không biết gì về cách chúng được tạo ra.

Tiến sĩ Daniel Price nhận định, từ trường khủng có thể hình thành trong vòng một hoặc hai phần nghìn giây sau khi các ngôi sao chạm vào nhau.

Khi hai ngôi sao neutron rời khỏi quỹ đạo của nhau, chúng sẽ xoắn ốc chậm lại với nhau, dẫn đến những vụ va chạm lớn kiểu như thế này, cuối cùng là tạo ra luồng từ trường với cường độ siêu khủng.

Mời quý vị xem video: Bí ẩn ngôi sao kỳ lạ nhất vũ trụ. Nguồn video: Cuộc sống thực

Con người có nhiều nguy cơ nhiễm virus từ động vật như COVID-19

Một nghiên cứu ở quy mô lớn đã kết luận rằng, việc con người săn bắn, canh tác và di chuyển đến các thành phố toàn cầu đã dẫn đến sự suy giảm lớn về đa dạng sinh học và làm tăng nguy cơ virus nguy hiểm như Covid-19 lây lan từ động vật sang người.

Con nguoi co nhieu nguy co nhiem virus tu dong vat nhu COVID-19
Nghiên cứu chỉ ra loài gặm nhấm, dơi và linh trưởng là vật chủ của gần 75% các loại virus. Ảnh: Khắc Nguyễn / Getty Images 
Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Proceedings of the Royal Society B của các nhà khoa học Đại học California, Viện Sức khỏe One của UC Davis cho thấy, nguyên nhân sâu xa của đại dịch hiện nay có khả năng là sự tiếp xúc của con người với động vật hoang dã.

Cấm bật ĐTDĐ trên máy bay - nỗi sợ hoang đường?

Dù vẫn chưa có nghiên cứu tin cậy nào khẳng định ĐTDĐ sẽ ảnh hưởng đến an toàn hàng không, nhưng trên các chuyến bay, sử dụng thiết bị này vẫn bị cấm.

Cam bat DTDD tren may bay - noi so hoang duong?

Sử dụng ĐTĐD là hành vi bị cấm trên các chuyến bay ở Mỹ. Ảnh: ABC News.

Trên những chuyến bay, hành khách hay phàn nàn về việc không thể liên lạc được với những người thân, không thể sử dụng máy nghe nhạc, máy chơi game để giết thời gian.

Air France là hãng hàng không đầu tiên thử nghiệm việc sử dụng điện thoại để gửi e-mail cũng như liên lạc trên máy bay từ tháng 4/2008. Sau đó, Hàng không Oman, Hàng không Hoàng gia Jordani và hãng Shenzhen cũng công bố thoả thuận hợp tác với OnAir, một công ty của Thuỵ Sỹ chuyên về truyền thông trên các chuyến bay của châu Âu, Trung Đông và châu Á, để mang lại tiện ích tương tự cho khách hàng. Dẫu vậy lệnh cấm vẫn được phần lớn các hãng hàng không trên thế giới duy trì.

Khi máy bay đóng cửa, tất cả các máy nghe nhạc Mp3, đồ chơi điện tử, máy nhắn tin, máy xem DVD hoặc các thiết bị điện tử khác của khách hàng phải tắt cho đến khi máy bay lên đến độ cao 10.000 feet (khoảng 3.048 km). Còn điện thoại di động thì bị cấm sử dụng bất cứ lúc nào trên các chuyến bay. Lý do được đưa ra các loại thiết bị xách tay phát ra sóng điện từ sẽ ảnh hưởng đến hệ thống thông tin liên lạc, hệ thống điều khiển điều khiến hoặc tác động đến các thiết bị điện tử của máy bay.

'Nỗi sợ hoang đường'

Tuy nhiên, David Russell, chuyên gia của OnAir lại cho rằng: “Nguyên nhân chủ yếu là sự phòng xa”. Ông này cho rằng khi các vấn đề về an toàn truyền thông được giải quyết bởi kỹ thuật hiện đại, những lệnh cấm như vậy cần được loại bỏ.

Dave Carson, quan chức của Boeing, cũng là đồng Chủ tịch Uỷ ban kỹ thuật tín hiệu hàng không (RTCA) cũng thừa nhận, rất khó để xác định ảnh hưởng của các thiết bị xách tay tới các hệ thống của máy bay.

Quả vậy, hầu hết các bản báo cáo dùng làm bằng chứng của việc cấm sử dụng các thiết bị điện tử ở độ cao dưới 10.000 feet và điện thoại di động trong toàn bộ các chuyến bay chỉ là những việc vụn vặt. Sự thận trọng đóng vai trò then chốt trong việc duy trì lệnh cấm này.

Ông Carson cho biết, ngành công nghiệp hàng không là nơi “đổi mới được áp dụng rất thận trọng”. Bởi vậy thuyết phục các chuyên gia hàng không theo kịp sự phát triển nhanh chóng của ngành công nghiệp điện tử tiêu dùng là thách thức không nhỏ.

Tuy nhiên RTCA đang nghiên sự tác động thực sự của các đồ dùng "hi-tech" tới hệ thống điều khiển máy bay. “Các phương pháp tiếp cận quá đơn giản không giúp hành khách có sự tiện nghi mà họ xứng đáng được hưởng”, Dave Carson nhấn mạnh.

Còn Rick Seaney, Giám đốc điều hành của hai website FareCompare.com và ABCNews.com chuyên về mảng công nghiệp máy bay cho rằng: “Tôi nghĩ mọi người sợ điều mà chính họ không hiểu là gì. Đó là một nỗi sợ hoang đường”.

Vì tiền, lệnh cấm có thể được dỡ

Lệnh cấm sử dụng điện thoại di động trên máy bay đầu tiên trên thế giới được Uỷ ban truyền thông Liên Bang của Mỹ (FCC) ban hành năm 1991 chỉ vì nó ảnh hưởng đến hệ thống liên lạc dưới mặt đất. Bởi di chuyển với tốc độ 500 dặm một giờ ở khoảng cách hàng ngàn mét so với các trạm thu phát sóng, một cuộc gọi điện thoại di động sẽ cần rất nhiều trạm thu phát sóng và và chiếm quá nhiều kênh phục vụ.

Để giải quyết vấn đề này, OnAir sử dụng Picocell, một thiết bị mini đóng vai trò như một trạm thu phát sóng giúp kết nối với các trạm thu phát sóng dưới mặt đất, để tạo ra tình trạng như ở dưới đất trong không gian. Dù đã có công nghệ tối ưu, nhưng FCC vẫn giữ nguyên lệnh cấm.

Rob Kenny, phát ngôn viên của FCC nói: “Chắc chắn với những tiến bộ về kỹ thuật, FCC sẽ phải xem xét lại lệnh cấm này. Nhưng điều tiên quyết là chúng tôi sẽ cần phải chắc chắn những công nghệ đó không có ảnh hưởng gì đối với máy bay. Thêm nữa, phần lớn mọi người không muốn thấy điện thoại di động trên các chuyến bay”.

Ông đưa ra dẫn chứng về hai hãng hàng không Delta và American Airlines, những hãng này sử dụng công nghệ Aircell cho phép kết nối Wi-Fi trên các chuyến bay. Tuy công nghệ này tạo điều kiện cho các dịch vụ thoại trên máy bay nhưng thực tế khách hàng tỏ ra không mấy hào hứng.

Joe Cruz, một nhân vật cấp cao của hãng Aircell cho biết: “Các hãng hàng không và các khách hàng nói rằng họ không muốn áp dụng dịch vụ này. Họ muốn được bình yên và im lặng khi bay”.

Ông Rick Seaney thì cho biết, dù nhiều người không thích áp dụng công nghệ này vì nó sẽ gây ồn ào nhưng đây dường như là điều khó tránh khỏi trong tương lai gần: “Mọi người có thể ghét điều này. Tuy nhiên, nó mang lại tiền bạc cho các hãng hàng không. Bởi thế, có thể điện thoại di động sẽ được sử dụng rộng rãi trên máy bay trong khoảng bốn đến năm năm tới”.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.