Khám phá hòn đảo "độc" do chính tay con người dệt nên

(Kiến Thức) - Nhiều địa điểm khiến con người không thể tưởng tượng được, giống như những hòn đảo bí ẩn, nhân tạo được dệt hoàn toàn tử cỏ sậy, cỏ lau này. Nó chẳng khác nào các mảnh "lục địa" được dệt bằng cỏ.

Một số người đi du lịch nước ngoài sẽ chọn khám phá một số hòn đảo bí ẩn, nhưng thế giới này thực sự quá rộng lớn, nhiều địa điểm khiến con người không thể tưởng tượng được, giống như những hòn đảo nổi nhân tạo được dệt hoàn toàn tử cỏ sậy, cỏ lau này.
Nó chẳng khác nào các mảnh "lục địa" được dệt bằng cỏ, trôi nổi trên mặt người hàng ngàn năm và con người sinh sống trên đó.
Kham pha hon dao
 
Theo tìm hiểu, những mảnh "lục địa" này là các hòn đảo nổi nhân tạo được dệt từ lau sậy. Vị trí của nó là nằm trên vùng nước của hồ Titicaca ở Peru.
Hồ Titicaca nằm ở độ cao 3812m so với mặt biển, cũng là hồ nước ngọt lớn nhất Nam Mỹ. Có khoảng 51 hoàn đảo nhỏ trong hồ, hầu hết đều có người ở. Có cả những đền thờ từ thời địa Inca trên một số hòn đảo.

Mời quý vị xem video: Top 5 hòn đảo nhỏ đẹp nhất Phú Quốc

Bên cạnh đó, còn có những hòn đảo nhân tạo làm bằng cỏ lau, cỏ sậy, có người sống trên đó, tạo thành khung cảnh rất đặc biệt.
Kham pha hon dao
 
Theo truyền miệng địa phương, sở dĩ có người lựa chọn sống trên những mảnh "lục địa" trôi nổi này là do, vào thời điểm đó, nhóm người dân tộc Urus ở địa phương thường bị người Inca tấn công.
Cuộc sống của họ vô cùng khổ sở. Để thoát khỏi những cuộc tấn công xâm lăng đó, người Urus đã di chuyển đến hồ Titicaca và tạo nên những hòn đảo nổi từ lau, sậy để sinh sống trên đó.
Được biết, phương pháp tạo ra đảo nổi không khó, người ta cắt lau sậy và bó thành từng bó lớn, sau đó dệt chúng lại với nhau để tạo thành những khối khổng lồ. Độ dày của những hòn đảo nổi khoảng 1,5m, mọi người sinh sống trên đó không gặp bất cứ vấn đề gì.
Kham pha hon dao
 
Một số đảo nổi nhỏ chỉ có thế chứa từ 2 đến 3 gia đình sinh sống. Các đảo nổi lớn có thể xây dựng nhà thờ, trường học hoặc cửa hàng.
Thời gian trước, các cư dân không cố định hay liên kết các đảo nổi nhỏ với nhau nhưng trong thời đại hòa bình này, họ đã cố định các đảo nổi vào hồ bằng dây thừng.
Theo thống kê, có tới hàng ngàn người đã ở trên các hòn đảo nổi vào năm 1999 nhưng hiện tay, nhiều người đã rời đi để tìm hướng phát triển mới.
Ngày nay chỉ có khoảng vài trăm người trên các hòn đảo nổi. Các đảo nổi hiện nay cũng mở rộng quan hệ ra thế giới bên ngoài, vì vậy ngày càng có nhiều người đến đây để tham quan, khám phá.

Thấy bọc màu da kỳ lạ này trên cây, cẩn thận thứ kinh dị...

(Kiến Thức) - Trong lúc nhìn ngắm khu vườn của người hàng xóm, người phụ nữ đã phát hiện những bọc màu da kỳ lạ treo trên một cái cây. Không ngờ đó lại là noãn báo chứa hàng ngàn nhện con trong đó. 

Mới đây, một người phụ nữ sống ở Sydney, Australia, trong lúc nhìn ngắm khu vườn của người hàng xóm, đã phát hiện những vật thể lạ lùng treo trên một cái cây.
Không thể biết được bọc màu da kỳ lạ đó là cái gì, người phụ nữ quyết định chụp ảnh lại và đăng tải lên mạng xã hội, hỏi mọi người.

Đẻ xong xuôi, đến chết người phụ nữ mới phát hiện điều kinh dị

(Kiến Thức) - Các bác sĩ tìm thấy một "hòn đá" lạ trong bụng của cô Colombe Chatri. Toàn bộ bên ngoài "hòn đá" bị vôi hóa. Sau khi tách từng lớp, các bác sĩ phát hiện cơ thể của một em bé. Trước đó, cô phải trải qua ca sinh đẻ giả.

Mặc dù câu chuyện sinh đẻ kỳ lạ xảy ra từ thế kỷ 16, thế nhưng đến tận ngày nay, nó vẫn gây được sự chú ý đặc biệt bởi tính chất ly kỳ, khó tưởng tượng nổi.
Theo thông tin đăng tải, cô Colombe Chatri và chồng sống ở thành phố Sens ở Pháp. Năm 1554, cô Colombe Chatri 40 tuổi, mang thai lần đầu. Giống như bao bà bầu khác, kinh nguyệt của cô dừng lại, bụng to hơn và thi thoảng, cô cảm thấy như em bé đang chuyển động trong bụng mình.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.