Khám phá đáng kinh ngạc về hương vị của biển

(Kiến Thức) - Vì sao hương vị của biển lại có mùi vị mặn mòi, nồng nồng đặc trưng đến vậy?

Hỏi: Khi đến gần biển chúng ta luôn cảm nhận được mùi vị mặn mòi, nồng nồng của biển. Vì sao hương vị của biển lại có mùi đó? - Nguyễn Thế Phong (Hà Nội).
Kham pha dang kinh ngac ve huong vi cua bien
 
Theo Tạp chí Science Extreme, những sinh vật phù du và thực vật biển, chẳng hạn như tảo biển, khi chết đi sản sinh ra một loại khí có tên khoa học là Dimethylsulfoniopropionate (DMSP), tạo nên hương vị của biển rất đặc trưng. 
Vi khuẩn có thể sử dụng DMPS làm thức ăn và lại sinh ra khí dimethyl sulfide (DMS) khiến cho không khí ở đại dương có mùi mặn mòi, nồng nồng, ngai ngái rất đặc trưng. 
Vì DMPS rất khó bị phá vỡ nên vi khuẩn áp dụng một chiến lược rất khôn ngoan là chỉ tìm tới những sinh vật phù du đang phân hủy trong quá trình thối rữa, chúng khởi động một gene đặc biệt trong cơ thể để phá vỡ DMSP và sản xuất khí DMS. 
Theo ước tính của các nhà khoa học, vi khuẩn phải phá vỡ khoảng 1 tỷ tấn DMPS để đại dương có được mùi vị đặc trưng của nó. 

Những loài sinh vật biển độc gây chết người

(Kiến Thức) - Bạch tuộc đốm xanh, cá nóc, ốc cối, cá bống vân mây… là những sinh vật biển gây ra số lượng người chết nhiều nhất.

Cá nóc chuột vằn mang (Aronthron immaculatus) thân có dạng hình trứng, vây lưng viền đen, bụng màu trắng… trứng loài cá này tập trung một lượng chất độc khủng khiếp, cứ 100g trứng có thể giết chết 200 người.
 nóc chuột vằn mang (Aronthron immaculatus) thân có dạng hình trứng, vây lưng viền đen, bụng màu trắng… trứng loài cá này tập trung một lượng chất độc khủng khiếp, cứ 100g trứng có thể giết chết 200 người.
Cá nóc chấm cam (Torquigener gallimaculatus) cũng có trứng chứa chất độc rất đáng sợ, cứ 100g trứng hoặc gan loài cá này có thể giết chết 60 - 70 người.
Cá nóc chấm cam (Torquigener gallimaculatus) cũng có trứng chứa chất độc rất đáng sợ, cứ 100g trứng hoặc gan loài cá này có thể giết chết 60 - 70 người. 
Bạch tuộc đốm xanh (Hapalochlaena lunulata) có đặc điểm chung là những vòng xanh trên da. Thân mực trưởng thành có kích thước to bằng quả bóng bàn, với 8 tay dài khoảng 7-10cm. Chỉ một vết cắn của mực rất nhỏ, khó có thể nhận biết, nhưng nọc độc thường ngấm rất nhanh vào máu gây rối loạn hoạt động của hệ thần kinh cơ, rối loạn hoạt động của tế bào, dẫn tới tử vong.
Bạch tuộc đốm xanh (Hapalochlaena lunulata) có đặc điểm chung là những vòng xanh trên da. Thân mực trưởng thành có kích thước to bằng quả bóng bàn, với 8 tay dài khoảng 7-10cm. Chỉ một vết cắn của mực rất nhỏ, khó có thể nhận biết, nhưng nọc độc thường ngấm rất nhanh vào máu gây rối loạn hoạt động của hệ thần kinh cơ, rối loạn hoạt động của tế bào, dẫn tới tử vong. 
Cá nóc chấm xanh (Chelonodon nigroviridis) có độc tác động trực tiếp đến hệ thần kinh não bộ, hệ tim mạch... gây ra những triệu chứng ngộ độc gây nguy hiểm cho người khi ăn phải.
Cá nóc chấm xanh (Chelonodon nigroviridis) có độc tác động trực tiếp đến hệ thần kinh não bộ, hệ tim mạch... gây ra những triệu chứng ngộ độc gây nguy hiểm cho người khi ăn phải. 
Cá bống vân mây có toàn thân màu nâu đỏ, mỗi bên thân có bốn vệt đen hình đám mây, màng vây lưng và màng vây đuôi có nhiều hàng chấm đen. Chất độc của loài cá này có ở các bộ phận cơ thể, tập trung nhất là ở da, cứ 100 gram da có thể giết chết 9-10 người.
Cá bống vân mây có toàn thân màu nâu đỏ, mỗi bên thân có bốn vệt đen hình đám mây, màng vây lưng và màng vây đuôi có nhiều hàng chấm đen. Chất độc của loài cá này có ở các bộ phận cơ thể, tập trung nhất là ở da, cứ 100 gram da có thể giết chết 9-10 người. 
Ốc cối có vẻ ngoài giống như một khối nón hình thoi, thay đổi tùy loài, có thể có vòng xoắn, có thể hình nón đảo nghịch. Lỗ miệng kéo dài và thu hẹp, nắp miệng bằng chất sừng, rất nhỏ. Đây là một loài ốc rất độc đã gây ra nhiều trường hợp tử vong cho người bắt ốc trên thế giới, kể cả Việt Nam.
Ốc cối có vẻ ngoài giống như một khối nón hình thoi, thay đổi tùy loài, có thể có vòng xoắn, có thể hình nón đảo nghịch. Lỗ miệng kéo dài và thu hẹp, nắp miệng bằng chất sừng, rất nhỏ. Đây là một loài ốc rất độc đã gây ra nhiều trường hợp tử vong cho người bắt ốc trên thế giới, kể cả Việt Nam. 
Cá đuối biển có gai độc (Dasyatis Violacea) là sinh vật năng động nhất trong họ nhà cá đuối gai độc. Loài này có một thứ vũ khí rất lợi hại – gai độc, để bù lại cho cái thân mình trông có vẻ nhu mì, ẻo lả, dễ bị làm hại. Những cái gai nguy hiểm đó chẳng khác nào những mũi dao có tẩm thuốc độc, có thể gây ra những vết thương nghiêm trọng, thậm chí có thể gây nguy hiểm đến tính mạng con người.
Cá đuối biển có gai độc (Dasyatis Violacea) là sinh vật năng động nhất trong họ nhà cá đuối gai độc. Loài này có một thứ vũ khí rất lợi hại – gai độc, để bù lại cho cái thân mình trông có vẻ nhu mì, ẻo lả, dễ bị làm hại. Những cái gai nguy hiểm đó chẳng khác nào những mũi dao có tẩm thuốc độc, có thể gây ra những vết thương nghiêm trọng, thậm chí có thể gây nguy hiểm đến tính mạng con người. 

Trang sức thủy tinh biển là gì?

(Kiến Thức) - Trang sức thủy tinh biển có nguồn gốc từ chai lọ, mảnh kính... bị ném xuống biển, lâu ngày bị áp lực nước đánh vỡ, mài mòn và dạt vào bãi cát.

 
Hỏi: Xin hỏi, trang sức thủy tinh biển là gì? - Trần Gia Hân (Hải Phòng).

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.