Khám phá cây pơ mu “khủng” gần 1000 năm tuổi

Trong quần thể cây pơ mu mới được phát hiện lần này, các cán bộ Vườn Quốc gia Vũ Quang (Hà Tĩnh) ghi nhận có một cá thể cây pơ mu “khủng”, có niên đại gần 1000 năm tuổi.

Kham pha cay po mu “khung” gan 1000 nam tuoi
 Cây pơ mu "khủng" có niên đại khoảng từ 800-1000 năm.

Ngày 9/5, thông tin từ Vườn Quốc gia Vũ Quang cho biết: Đơn vị vừa tìm thấy một quần thể cây pơ mu, trong đó, ghi nhận cá thể cây pơ mu có kích thước lớn nhất từ trước đến nay.

Theo đó, thời gian gần dây, các cán bộ Vườn Quốc gia Vũ Quang đã phát hiện một quần thể pơ mu tại tiểu khu 203, ở độ cao 1.445m thuộc. Đặc biệt có một cá thể cây pơ mu có kích thước lớn nhất từ trước đến nay. Cây pơ mu “khủng” này có đường kính đo được lên đến 2.20m, chiều cao gần 30m. Sau khi khoan vòng năm để nghiên cứu, theo chuyên gia, cây có niên đại nằm trong khoảng 800- 1000 năm.

Ghi nhận sơ bộ của nhóm nghiên cứu cho thấy, quần thể pơ mu tại đây phân bố với mật độ dày và cây rất nhiều năm tuổi, mức độ tái sinh của loài này tại khu vực là rất cao, đây là một tín hiệu rất tốt cho công tác bảo tồn và phát triển của loài pơ mu tại Vườn Quốc gia Vũ Quang.

Kham pha cay po mu “khung” gan 1000 nam tuoi-Hinh-2
 Quần thể cây pơ mu được phát hiện có mật độ dày, rất nhiều năm tuổi.

Trong cùng khu vực phân bố, nhóm nghiên cứu ghi nhận các loài thực vật ưu thế mọc chung với Pơ mu bao gồm: Du sam núi đất (Keteleeria evelyniana), bạch tùng (Dacrycarpus imbricatus), hồng tùng (Dacrydium elatum), thông tre lá dài (Podocarpus neriifolius), các loài đỗ quyên (Rhododendron sp) và côm (Elaeocarpus sp).

“Việc để tiếp cận được cá thể pơ mu này là hết sức khó khăn, do tại khu vực có địa hình rất dốc và hiểm trở, nếu thông thạo thuộc địa và đảm bảo sức khỏe phải mất 2 ngày di chuyển liên tục bằng đường bộ”, một cán bộ nhóm nghiên cứu cho biết.

Kham pha cay po mu “khung” gan 1000 nam tuoi-Hinh-3
 
Pơ mu có tên khoa học Fokienia hodginsii (Dunn) A. Henry & H. H.Thomas là loài thực vật thuộc họ Hoàng Đàn (Cupressaceae). Là loài thực vật quý hiếm có giá trị về mặt sử dụng cũng như bảo tồn.

Tại Việt Nam, loài nằm trong danh lục thuộc nhóm 2A là nhóm “hạn chế khai thác và sử dụng” thuộc Nghị định số 32 ngày 30/3/2006 của chính phủ về "Quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp quý hiếm". Sách đỏ Việt Nam 2007 xếp loài ở mức độ bảo tồn rất cao EN là nhóm các loài “nguy cấp”. Danh lục sách đỏ quốc tế IUCN xếp loài ở mức độ bảo tồn LR.

Đây là cách người Nhật di dời một cái cây

Mới đây, hình ảnh người Nhật Bản di dời một cây cổ thụ 165 tuổi đã khiến cộng đồng mạng xôn xao.

Day la cach nguoi Nhat di doi mot cai cay
Việc chặt bỏ cây xanh, phục vụ xây dựng công trình hạ tầng, mở rộng đô thị là điều không còn mới lạ tại nhiều quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên, khi quyết định chặt hạ một cây xanh cũng cần xem xét tới giá trị lịch sử, giá trị tâm linh và ý nghĩa với người dân địa phương cũng như tác động của việc đó tới môi trường. Nhật Bản là một quốc gia có truyền thống bảo vệ cây xanh khi từ lâu, quốc gia này đã sử dụng những phương pháp di dời cây xanh chứ không phải chặt hạ để xây dựng, phát triển thành phố. 

Ngỡ ngàng 10 loài cây cổ thụ đẹp nhất thế giới

Khí hậu, sức gió cùng thời gian đã khiến nhiều cây cối mang dáng hình đặc biệt. Một vài cây cổ thụ trong số chúng được đánh giá là đẹp nhất thế giới.

Ngo ngang 10 loai cay co thu dep nhat the gioi
 Cây đỗ quyên ở Canada: Đây không phải một bụi cây, mà là một thân cây đỗ quyên 125 năm tuổi, được trồng phía trước một ngôi nhà ở thị trấn Ladysmith, Vancouver (Canada). Cây cổ thụ cao khoảng 8 m, tán rộng 9 m, mỗi khi nở hoa, cả thân cây nhuốm màu hồng đỏ khiến bao khách đi qua phải ngoái lại nhìn. Ảnh: Seenox.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.