Kết luận về vụ cô giáo Hà Giang bị liệt nửa người sau một mũi tiêm

Ngày 18/7, Hội đồng hội chẩn liên viện đã có kết luận về vụ việc cô giáo Hà Giang bị liệt nửa người sau một mũi tiêm.

Ngày 18/7, theo thông tin từ Bệnh viện Bạch Mai, sau ba lần hội chẩn (Hội chẩn toàn khoa, Hội chẩn toàn viện và Hội chẩn liên viện), Hội đồng chuyên môn liên viện (Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện 103, Bệnh viện 108) đã kết luận ca bệnh “cô giáo Hà Giang bị liệt nửa người sau một mũi tiêm” được chẩn đoán: “Hội chứng liệt mềm 2 chi dưới ngoại biên, có yếu tố rối loạn phân ly đồng diễn.”
Kết luận của Hội đồng hội chẩn liên viện tổ chức ngày 11/7 đã khẳng định, người bệnh liệt mềm 2 chi dưới không phải do tiêm thuốc Nefopam 20mg vào mông tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Hà Giang.
Ket luan ve vu co giao Ha Giang bi liet nua nguoi sau mot mui tiem
Bác sỹ thăm khám cho bệnh nhân Thảo. (Nguồn: PV/Vietnam+). 
Trước đó, Bệnh viện Bạch Mai nhận được công văn của Sở Y tế Tỉnh Hà Giang về việc đề nghị phối hợp xử lý thông tin báo chí phản ánh, trong bài “Cô giáo Hà Giang bị liệt nửa người sau một mũi tiêm, chưa tìm ra nguyên nhân” của Báo Lao động ngày 4/7.
Người bệnh trong bài báo tên Hồ Thị Thảo, sinh năm 1982 (địa chỉ Làng Cúng, xã Đạo Đức, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang.
Ngày 26/6, bệnh nhân Hồ Thị Thảo được Bệnh viện Đa khoa Tỉnh Hà Giang chuyển đến Khoa Thần kinh (Bệnh viện Bạch Mai) với chẩn đoán: liệt tứ chi, hai chi dưới liệt hoàn toàn, chi trên liệt nhẹ; tiểu khó; mệt mỏi, nhức đầu, chóng mặt.
Kết quả chụp cộng hưởng từ cột sống toàn bộ (cổ, lưng, thắt lưng) cho thấy trường hợp này chưa thấy tổn thương tủy, chưa thấy dấu hiệu chèn ép rễ thần kinh.
Kết quả điện cơ cho thấy tốc độ dẫn truyền các dây thần kinh ngoại vi bình thường, sóng F bình thường, mất phản xạ H hai bên.
Sau đó, ngày 6/7, bệnh viện tổ chức hội chẩn toàn bệnh viện với sự tham gia của nhiều chuyên gia thuộc các chuyên khoa thần kinh, tâm thần, phục hồi chức năng, chẩn đoán hình ảnh, dược, chống độc, hồi sức tích cực, thận tiết niệu…
Hội đồng chuyên môn đã kết luận sơ bộ: Hội chứng liệt mềm 02 chi dưới - đề nghị làm lại và làm thêm một số xét nghiệm, thăm dò chức năng để chẩn đoán nguyên nhân và chẩn đoán xác định: Điện cơ (làm lại); Chụp cộng hưởng từ sọ não; Điện não đồ; Xét nghiệm dịch não tủy; Xét nghiệm nước tiểu, Porphirin niệu…
Sau khi có đầy đủ kết quả xét nghiệm và thăm dò chức năng, ngày 11/7, Bệnh viện Bạch Mai đã tổ chức buổi hội chẩn liên viện với sự tham gia của các chuyên gia đầu ngành đến từ Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, Bệnh viện Quân y 103…
Hội đồng đã thống nhất chẩn đoán: Hội chứng liệt mềm 2 chi dưới ngoại biên, có yếu tố rối loạn phân ly đồng diễn, nhiễm khuẩn tiết niệu do Streptococcus agalactiae. Người bệnh liệt mềm 2 chi dưới hoàn toàn không phải do tiêm thuốc Nefopam 20mg vào mông tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Hà Giang. Hướng điều trị: Liệu pháp tâm lý phối hợp các thuốc điều trị thần kinh.
Bác sỹ điều trị trực tiếp cho bệnh nhân Thảo cho hay, hiện tại các ngón chân trái của bệnh nhân bắt đầu hồi phục vận động, thể trạng chung của bệnh nhân tốt hơn và bệnh nhân cũng đã hợp tác tốt hơn với thầy thuốc trong quá trình điều trị và chăm sóc./.

Gai cột sống bẩm sinh liệu có bị liệt khi sinh con?

Cháu năm nay 20 tuổi. Cháu bị gai cột sống bẩm sinh. Mọi người nói bệnh như cháu khi có gia đình sinh con sẽ bị liệt.

Vy Thi Hai: Cháu năm nay 20 tuổi. Cháu bị gai cột sống bẩm sinh. Mọi người nói bệnh như cháu khi có gia đình sinh con sẽ bị liệt. Cho cháu hỏi liệu cháu vẫn có thể sinh con chứ?
Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa. 

Bị liệt toàn thân, nam thanh niên dùng cằm và lưỡi thoát chết

Sau khi đột ngột bị liệt toàn thân, người đàn ông 29 tuổi nằm một mình trên sàn nhà, bất lực và sợ hãi.

Bi liet toan than, nam thanh nien dung cam va luoi thoat chet
 Andrew Cho, 29 tuổi, gọi 911 bằng cằm và lưỡi sau khi bị liệt toàn thân ở nhà.
Bạn bè và gia đình đang ở cạnh Andrew Cho, một cựu vận động viên leo núi ở Vancouver, Canada sau khi anh đột nhiên bị liệt toàn thân nhưng vẫn gọi được trợ giúp.
Câu chuyện sống sót kì diệu của anh đang được lan truyền khắp Canada và trên thế giới.
Ngày 6/1, Andrew Cho, 29 tuổi, trở về nhà sau một bữa tiệc tối và cảm thấy mệt mỏi. Lúc đó anh không hề biết rằng mình bị vỡ một mạch máu trong xương sống.
Sau khi nhắn tin cho một người bạn là y tá, Cho quyết định đứng dậy để mở cửa, phòng trường hợp cần sự giúp đỡ.
Đó chính là giây phút Cho gục ngã, theo người bạn của Cho, Danny Brody.
Brody nói: “Ngay khi anh ấy đứng dậy, có một thứ gì đó đã thay đổi ở lưng của anh ấy. Mạch máu bị vỡ khiến cột sống của Cho hoàn toàn tê liệt. Anh không còn cảm thấy gì ở tay, chân…
“Vừa ở nhà một mình, Cho vừa không thể la hét cầu cứu”.
Bi liet toan than, nam thanh nien dung cam va luoi thoat chet-Hinh-2
Andrew Cho bị liệt từ cổ trở xuống và không thể hét lên kêu cứu (Ảnh minh họa) 
Lúc đó, Cho ngã xuống sàn, liệt từ cổ trở xuống, một mình và bất lực. Nhưng đó cũng chính là lúc anh cảm thấy một ý chí sống sót mạnh mẽ, theo trang tin CKNW.
"Cho kể với tôi rằng anh đã cầu nguyện vì khá sợ hãi", Brody kể. "Anh nhìn thấy điện thoại của mình cách xa khoảng 25cm. Rõ ràng anh ấy không thể với lấy điện thoại vì đã bị liệt tay chân. Vì vậy, Cho dùng cằm để kéo lê toàn thân".
"Anh ấy dùng cằm để kéo cơ thể đi được 25cm trong vòng 15 phút. Khi đến nơi, anh lè lưỡi ra để kích hoạt điện thoại, sử dụng Siri và phải thử 5 lần mới có thể yêu cầu Siri gọi 911".
(Siri là một tính năng giúp người dùng tương tác iPhone bằng giọng nói mà không cần chạm vào màn hình)
Theo Brody, nếu Cho không gọi được điện thoại, có lẽ anh sẽ nằm im đó trong nhiều ngày.
Bi liet toan than, nam thanh nien dung cam va luoi thoat chet-Hinh-3
Anh đã sử dụng tính năng Siri của iPhone để gọi số điện thoại khẩn cấp 

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.