Khi ở Nga đã sang ngày mới, Mỹ vẫn là ngày hôm qua. |
Nằm giữa eo biển Bering giữa lục địa Alaska và Siberia, đảo Diomede lớn nằm ở phía Nga trong khi đảo Diomede nhỏ nằm ở phía Hoa Kỳ. Bởi vì chúng bị ngăn cách bởi Đường đổi ngày quốc tế - đi qua Thái Bình Dương và đánh dấu ranh giới giữa 2 ngày, do đó, về mốc thời gian, chúng cách nhau gần 1 ngày. Do các múi giờ được xác định tại địa phương, đảo Diomede lớn đi trước đảo Diomede nhỏ 21 giờ (20 giờ vào mùa hè).
Vì điều này, các hòn đảo đôi khi được gọi là đảo Tomorrow (Diomede lớn) và đảo Yesterday (Diomede nhỏ).
“Đó là một cỗ máy thời gian thực thụ. Chúng tôi có thể thấy những gì đang xảy ra ngày hôm qua trong thời gian thực”, cựu quân nhân 40 tuổi Ramil Gumerov nói với Russia Beyond. Gumerov đã phục vụ trong quân đội Nga trong hai năm, từ năm 1995, và đã dành hơn một năm trong thời gian đó trên một phần của hòn đảo lớn hơn, nơi ngày nay, ngoài một căn cứ quân sự, chỉ có một trạm địa cực và một đồn biên phòng.
“Trên thực tế, du lịch đến một hòn đảo khác ở một quốc gia khác, hoặc đến ngày hôm qua, khi một người được nghỉ phép, hoàn toàn là chuyện tưởng tượng”, Gumerov nói. Tuy nhiên cây cầu băng hình thành giữa 2 hòn đảo vào mùa đông thậm chí có thể cho phép người ta đi qua lại giữa 2 hòn đảo và thay đổi về mặt mốc giới thời gian, mặc dù việc tự do đi lại qua 2 hòn đảo này là bất hợp pháp, nhưng nhiều người vẫn nói đùa rằng nếu muốn 'du hành xuyên thời gian' thì hãy đi qua 2 hòn đảo này.
Trên thực tế, chỉ những cư dân bản địa, người Eskimo, mới có thể đi lại tự do giữa các đảo thuộc quần đảo Diomede. Họ đã sinh sống ở những vùng đất này từ lâu trước khi người Châu Âu đầu tiên đặt chân đến nơi đây - nhà thám hiểm hải quân người Nga Semyon Dezhnev, đến quần đảo.