Hôm nay, chỉ số UV ở TP HCM "lên đỉnh" 13: ai dễ ung thư, bỏng da?

Theo website dự báo thời tiết danh tiếng AccuWeather của Mỹ, chỉ số UV ở TP HCM trong hôm nay (23-4), cũng như các ngày 25 và 27-4 sắp tới, có mức cao nhất lên đến 13.

Từ đầu tuần, Đài Khí tượng Thủy văn Khu vực Nam Bộ đã đưa bản tin cảnh báo "thời tiết nguy hiểm", là hiện tượng nắng nóng trên khu vực Nam Bộ, với cấp độ rủi ro thiên tai do nắng nóng là cấp 1. Theo thông báo này, từ ngày 22 đến khoảng ngày 26, 28-4, nắng nóng có xu hướng gia tăng trên khu vực và diễn ra trên diện rộng, nhiệt độ cao nhất khoảng 35-38 độ C.
Ngày 23, 25, 27-4: chỉ số UV cực cao
Website dự báo thời tiết danh tiếng AccuWeather của Mỹ cũng đưa ra con số tương tự riêng ở khu vực TP HCM: suốt từ hôm nay cho đến thứ bảy 27-4, nhiệt độ cao nhất liên tiếp là 37 hoặc 38 độ C, chỉ ngày 28-4 mới dịu lại khoảng 36 độ và trời mát dần từ giữa tuần sau.
Hom nay, chi so UV o TP HCM
 TP HCM nắng đổ lửa khiến nhiều người dân phải dùng cả áo quần mùa lạnh để chống nắng - ảnh: HOÀNG TRIỀU
Một yếu tố đáng cảnh báo khác là chỉ số UV (UV Index) ở TP HCM liên tục lên mức đáng báo động (trên 11), trong đó có các ngày 23, 25 và 27-4 chỉ số UV đạt đỉnh là 13.
Đó là mức nguy hiểm mà các tổ chức y tế danh tiếng hàng đầu thế giới như Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Cơ quan Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) hay Cơ quan Bảo vệ Môi trường Mỹ (EPA) cảnh báo gây nên vô số nguy cơ sức khỏe.
Hom nay, chi so UV o TP HCM
Thời tiết TP HCM hôm nay 23-4 theo AccuWeather 
Theo CDC, bức xạ UV được phân thành ba loại chính: tia cực tím A (UVA), tia cực tím B (UVB) và tia cực tím C (UVC), dựa theo bước sóng. Toàn bộ UVC và hầu hết UVB được hấp thụ bởi tầng ozone nên chủ yếu bức xạ cực tím đến trái đất là tia UVA. Với tình trạng biến đổi khí hậu, ô nhiễm đáng báo động trên hành tinh, tầng ozone bị thiệt hại khá nhiều, kéo theo rủi ro sức khỏe do tia UV có nguy cơ ngày càng gia tăng.
Bảo vệ da, mắt tùy theo chỉ số
Rủi ro phổ biến nhất mà CDC cảnh báo là cháy nắng, thường do tiếp xúc quá mức trong thời gian ngắn. Nguy cơ cháy nắng tăng cao với người đang sử dụng một số dạng thuốc uống hoặc thuốc bôi như kháng sinh, thuốc tránh thai, các sản phẩm benzoyl peroxide, một số loại mỹ phẩm làm tăng độ nhạy cảm của da.
Trong khi đó, tiếp xúc với UV tích lũy, tức việc phơi nắng khi tia UV cao xảy ra thường xuyên và kéo dài, có thể dẫn đến ung thư da và lão hóa sớm. Tại Mỹ, ung thư da là loại ung thư phổ biến nhất với 2 dạng thường gặp là ung thư tế bào đáy và ung thư tế bào vảy, thường hình thành trên đầu, mặt, cổ, tay…
Bất kỳ ai cũng có thể bị ung thư da nhưng nguy cơ tăng cao ở những người đã dành nhiều thời gian dưới ánh nắng mặt trời hoặc đã bị cháy nắng; có màu da thuộc loại trắng, tóc và mắt sáng màu; có ít nhất 1 thành viên trong gia đình bị ung thư da; trên 50 tuổi.
Mắt là cơ quan tiếp theo bị tác động, nếu bạn không có biện pháp bảo vệ mắt khi đi nắng.
Theo Cơ quan Bảo vệ Môi trường Mỹ (EPA), chỉ số UV từ 0 đến 2 được coi là "mức độ nguy hiểm thấp", bạn nên đeo kính râm trong những ngày tươi sáng. Việc sử dụng quần áo, mũ nón chống nắng được khuyến cáo cho nhóm có da nhạy cảm, dễ bị bỏng. Nếu bạn thuộc nhóm này, cũng nên sử dụng kem chống nắng phổ rộng SPF 30 trở lên, cảnh giác với các bề mặt sáng như cát, nước, tuyết, vì chúng có thể phản xạ tia cực tím, làm tăng phơi nhiễm.
Chỉ số UV từ 3 đến 5, bạn có nguy cơ tổn hại vừa phải khi phơi nắng không được bảo vệ. EPA khuyên bạn ở trong bóng râm vào buổi trưa, nếu phải ra ngoài hãy mặc quần áo chống nắng, đội mũ rộng vành và đeo kính râm chống tia UV, bôi kem chống nắng phổ rộng SPF 30 trở lên mỗi 2 giờ, bôi lại sau khi bơi hoặc đổ mồ hôi, ngay cả khi trời có mây và cũng cảnh giác với các bề mặt dễ phản xạ.
Chỉ số UV 6-7, nguy cơ gây hại cao khi tiếp xúc với nắng không có sự bảo vệ, nhất thiết bảo vệ mắt và da. Ngoài những biện pháp tương tự mốc 3-5 trước đó, thời gian tránh nắng cần nới rộng ra 10 giờ sáng đến 16 giờ chiều.
Chỉ số UV 8-10, nguy cơ gây hại rất cao, cần áp dụng các biện pháp tương tự mốc 6-7 nhưng lưu ý là tốc độ da và mắt bị tổn thương, bị bỏng dưới nắng là rất nhanh.
Chỉ số UV từ 11 trở lên: cực kỳ nguy hại, da và mắt có thể bị tổn thương chỉ trong vài phút và phải áp dụng nghiêm ngặt hơn các biện pháp nói trên.
Quy tắc chiếc bóng
Tùy theo mùa và khu vực bạn sinh sống, thời điểm tia UV lên cao nhất có thể khác nhau. Vì vậy, có thể xác định thời điểm chỉ số UV trở nên nguy hiểm bằng cách đứng dưới nắng và quan sát bóng của mình. Nếu bóng của bạn dài hơn chiều cao của bạn, khả năng tiếp xúc với tia cực tím còn thấp.
Nếu bóng của bạn bắt đầu ngắn hơn bạn, đó là lúc bạn đang tiếp xúc với mức độ bức xạ UV cao, cần tìm kiếm bóng râm và bảo vệ da, mắt của bạn ngay.
(Theo EPA)

Nắng nóng 40 độ C, tuyệt đối không làm những việc này

(Kiến Thức) - Nắng nóng khiến chúng ta thường tìm mọi cách để hạ nhiệt ngay như uống nước đá, tắm, sử dụng điều hòa... Những việc làm tưởng chừng đơn giản này tiềm ẩn nhiều nguy hiểm cho sức khỏe.

Nang nong 40 do C, tuyet doi khong lam nhung viec nay
Tập thể dục ngoài trời

Tập thể dục rất quan trọng vì nó giúp cơ thể bạn luôn khỏe mạnh. Tuy nhiên, khi ánh mặt trời đang thiêu đốt mọi thứ, tập thể dục ngoài trời sẽ phản tác dụng.

Nang nong 40 do C, tuyet doi khong lam nhung viec nay-Hinh-2
 Mọi người cần thay đổi thời gian, không gian tập thể dục. Tập buổi sáng từ 5h30 - 6h30, buổi chiều từ 18h - 19h, hoặc chuyển sang đi bộ vào 20h ở những địa điểm rộng rãi, có cây xanh.
Nang nong 40 do C, tuyet doi khong lam nhung viec nay-Hinh-3
 Ra ngoài khi nắng nóng cực điểm

Nắng nóng cực điểm là lúc 11h trưa đến khoảng 15h nên việc đi ra ngoài lúc này sẽ dễ khiến cho cơ thể dễ mất nước. Việc đi ra ngoài thường xuyên vào thời điểm này có thể dẫn đến tình trạng say nắng.

Nang nong 40 do C, tuyet doi khong lam nhung viec nay-Hinh-4
 Uống nước đá khi khát

Sau khi đi ngoài trời nắng, bạn có cảm giác thèm một cốc nước mát lạnh, đặc biệt là các loại nước ngọt có ga để giảm cơn khát.

Nang nong 40 do C, tuyet doi khong lam nhung viec nay-Hinh-5
 Tuy nhiên, trong nước lạnh, các phân tử đang tích hợp nên rất khó thấm vào tế bào. Do đó sau khi uống, cơn khát vẫn không được giải quyết. Những người bị cảm mạo, say nắng, mồ hôi không thoát, uống nước lạnh còn có thể khiến cho cơ thể không thể tản nhiệt, làm tăng nguy cơ sốt.
Nang nong 40 do C, tuyet doi khong lam nhung viec nay-Hinh-6
 Dùng điều hòa quá lạnh

Sai lầm lớn của nhiều người là dùng điều hòa với nhiệt độ thấp nhất ngay sau khi tiếp xúc với nhiệt độ nắng nóng ngoài trời.

Nang nong 40 do C, tuyet doi khong lam nhung viec nay-Hinh-7
 Tắm ngay khi vừa đi nắng

Khi vừa đi nắng về là thời điểm cơ thể tiết ra nhiều mồ hôi, nhiệt độ cao, nếu tắm ngay lúc nóng sẽ làm thân nhiệt thay đổi đột ngột, rất nguy hiểm, có thể gây đột quỵ. Vì vậy, các chuyên gia khuyên bạn cần nghỉ ngơi ở nơi thoáng mát, khô mồ hôi trước khi tắm.

Nang nong 40 do C, tuyet doi khong lam nhung viec nay-Hinh-8
 Đối với trẻ nhỏ, mùa hè cũng là thời điểm cha mẹ thường xuyên cho con đi biển, bơi. Trẻ thường thích nước nên cha mẹ cho tắm nhiều lần trong ngày hoặc ngâm mình dưới nước thời gian lâu cũng rất dễ bị cảm lạnh.
Nang nong 40 do C, tuyet doi khong lam nhung viec nay-Hinh-9
 Thổi thẳng quạt vào người

Để tránh nóng, nhiều người có thói quen bật quạt xối thẳng vào người và không đổi hướng trong một thời gian dài, khi đi ngoài nắng về và khi đi ngủ.

Nang nong 40 do C, tuyet doi khong lam nhung viec nay-Hinh-10
 Cách làm này khiến bài tiết mồ hôi bị mất cân bằng, ảnh hưởng tuần hoàn máu, dễ khiến khi ngủ dậy thấy cảm giác nặng đầu, váng vất, cơ thể bứt rứt khó chịu, thậm chí có thể bị trúng gió, đau vai gáy, cứng hoặc ngoẹo cổ... Nặng hơn là bị trúng gió, hội chứng vai gáy, cần phải có bác sĩ điều trị.
Nang nong 40 do C, tuyet doi khong lam nhung viec nay-Hinh-11
 Ăn kem hoặc đồ lạnh

Nhiều người thường ăn kem ngay sau khi đi nắng về để giải nhiệt, nhưng đây là một trong những điều cấm kỵ khi trời nóng. Tuy nhiên, ăn kem vào lúc này sẽ khiến cơ thể bị lạnh đột ngột, gây ra viêm họng cảm lạnh. Đặc biệt, sức đề kháng của trẻ nhỏ còn yếu nên rất dễ bị bệnh. Do đó, bạn nên ngồi nghỉ một lúc để cơ thể bớt nóng rồi mới ăn kem.

Những hình ảnh chỉ có trong ngày nắng nóng cực điểm ở bệnh viện Hà Nội

(Kiến Thức) - Bệnh nhân chen chúc, mệt mỏi tranh thủ từng bóng râm, nơi có quạt, có điều hòa để nghỉ mệt là những hình ảnh đập ngay vào mắt của bất cứ ai khi đến Bệnh viện Bạch Mai, Nhi Trung ương... trong ngày Hà Nội nắng nóng tới 40 độ C

Những ngày đầu tháng 7/2018, Hà Nội nắng nóng đỉnh điểm với nền nhiệt độ trung bình có lúc lên đến gần 40 độ C, ngoài trời chênh lệch nhiều so với nhiệt độ trung bình, lên tới gần 50 độ C. Nắng nóng gay gắt, kéo dài ảnh hưởng tới sức khỏe khiến người già "đua" nhau vào bệnh viện Bạch Mai để khám.
Những ngày đầu tháng 7/2018, Hà Nội nắng nóng đỉnh điểm với nền nhiệt độ trung bình có lúc lên đến gần 40 độ C, ngoài trời chênh lệch nhiều so với nhiệt độ trung bình, lên tới gần 50 độ C. Nắng nóng gay gắt, kéo dài ảnh hưởng tới sức khỏe khiến người già "đua" nhau vào bệnh viện Bạch Mai để khám.
9h sáng, nắng đã bỏng rát, bệnh nhân chỉ dám đứng ở chỗ có mái che, có bóng râm... chờ đến lượt.
9h sáng, nắng đã bỏng rát, bệnh nhân chỉ dám đứng ở chỗ có mái che, có bóng râm... chờ đến lượt. 

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.