Hoa hậu Trần Bảo Ngọc mắc ung thư vú: Phòng bệnh thế nào?

Bệnh ung thư vú có thể phòng tránh bằng cách thực hiện những biện pháp sau.

Mới đây, chia sẻ với báo Vietnamnet, Hoa hậu Trần Bảo Ngọc cho biết, cô phát hiện ung thư vú vào tháng 4/2022. Cô đã chiến đấu với ung thư vú một năm qua và hiện sức khỏe đang dần hồi phục.

Ung thư vú là một trong những bệnh ung thư phổ biến ở nữ giới. Tỷ lệ tử vong do bệnh này đứng hàng đầu trong nhóm nguyên nhân tử vong do ung thư ở nữ giới trên toàn thế giới. 

Theo Trung tâm ghi nhận ung thư toàn cầu Globocan, số liệu năm 2020, tỷ lệ mắc mới trên toàn cầu của ung thư vú ở nữ giới là 24,5%, cao nhất trong số các loại ung thư ở phụ nữ. Chính vì vậy, việc phòng bệnh là rất quan trọng.
Hoa hau Tran Bao Ngoc mac ung thu vu: Phong benh the nao?
 Ảnh minh họa: SMC.
Trung tâm Ung thư Siteman gợi ý, chúng ta có thể giảm nguy cơ mắc ung thư vú bằng những cách đơn giản sau:
1. Kiểm soát cân nặng
Duy trì cân nặng hợp lý là điều quan trọng đối với mọi người. Thừa cân có thể làm tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh ung thư khác nhau, bao gồm cả ung thư vú, đặc biệt là sau khi mãn kinh.
2. Tập thể dục
Phụ nữ tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày có nguy cơ mắc ung thư vú thấp hơn. Tập thể dục thường xuyên cũng là một trong những cách tốt nhất để giúp kiểm soát cân nặng.
3. Ăn nhiều trái cây và rau củ, hạn chế uống rượu
Một chế độ ăn uống lành mạnh có thể giúp giảm nguy cơ ung thư vú. Cố gắng ăn nhiều trái cây và rau củ, đồng thời hạn chế uống rượu. Ngay cả mức độ uống rượu thấp cũng có thể làm tăng nguy cơ ung thư vú.
4. Không hút thuốc
Ngoài nhiều rủi ro sức khỏe khác, hút thuốc gây ra ít nhất 15 loại ung thư khác nhau, trong đó có ung thư vú. Nếu bạn hút thuốc, hãy cố gắng bỏ càng sớm càng tốt.
5. Tránh dùng thuốc tránh thai, đặc biệt là sau 35 tuổi hoặc nếu bạn hút thuốc
Thuốc tránh thai có cả rủi ro và lợi ích. Phụ nữ càng trẻ thì rủi ro càng thấp. Khi phụ nữ dùng thuốc tránh thai, đặc biệt là trên 35 tuổi, họ có nguy cơ mắc ung thư vú cao hơn so với người khác. Tuy nhiên, nguy cơ này sẽ biến mất nhanh chóng sau khi ngừng uống thuốc.
6. Tránh điều trị bằng hormone trong thời kỳ mãn kinh
Liệu pháp hormone trong thời kỳ mãn kinh không nên được thực hiện lâu dài để ngăn ngừa các bệnh mãn tính. Các nghiên cứu cho thấy tác động hỗn hợp của nó đối với sức khỏe, làm tăng nguy cơ mắc một số bệnh và giảm nguy cơ mắc các bệnh khác.
Cho dù estrogen được sử dụng riêng lẻ hay kết hợp với progestin, các hormone này đều làm tăng nguy cơ ung thư vú. Nếu phụ nữ thực hiện liệu pháp hormone trong thời kỳ mãn kinh thì nên thực hiện trong thời gian ngắn nhất có thể.
7. Dùng thuốc Tamoxifen và Raloxifene cho nhóm phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh cao
Dùng thuốc tamoxifen và raloxifene có thể làm giảm đáng kể nguy cơ ung thư vú ở nhóm phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh cao. Tuy nhiên, loại thuốc này có thể có tác dụng phụ, không phù hợp với tất cả mọi người. Nếu bạn nằm trong nhóm có nguy cơ cao mắc bệnh ung thư vú, nên hỏi ý kiến bác sĩ về việc sử dụng thuốc này hay không.

>>> Mời độc giả xem thêm video: 70% bệnh nhân ung thư gan được phát hiện muộn

Nguồn video: THĐT

4 loại thực phẩm tế bào ung thư nhìn thấy là "bỏ chạy"

Hãy ăn những thực phẩm có thể ngăn chặn sự xâm lấn của tế bào ung thư, điển hình là 4 loại thực phẩm chống ung thư sau.

4 loai thuc pham te bao ung thu nhin thay la
Nói đến tế bào ung thư có lẽ ai cũng sợ, vì hiện tại vẫn không có cách nào tốt để đối phó với căn bệnh này. Tỷ lệ mắc bệnh ung thư cao, một khi đã phát hiện thì đa số đều ở giai đoạn giữa và cuối, khả năng tử vong do ung thư là rất cao. Vậy có cách nào để phòng tránh không? (Ảnh minh họa)

6 loại ung thư đáng sợ “thích” tấn công nam giới hơn phụ nữ

Được xem là phái mạnh song đàn ông lại dễ mắc ung thư hơn phụ nữ. Đặc biệt, 6 loại ung thư dưới đây “thích” tấn công nam giới hơn hẳn.

6 loai ung thu dang so “thich” tan cong nam gioi hon phu nu
 So với phụ nữ, nam giới được đánh giá là phái mạnh. Tuy nhiên, tỷ lệ nam giới mắc ung thư lại cao hơn phụ nữ. Theo chuyên gia, tình trạng này bắt nguồn từ thói quen sinh hoạt, áp lực đàn ông đối mặt hàng ngày. (Ảnh minh họa)

Lý do không hút thuốc vẫn mắc ung thư phổi

Khoảng 8% các trường hợp ung thư phổi là di truyền. Việc xác định đột biến gene của tế bào dòng mầm liên quan tới ung thư phổi di truyền vẫn còn là một thách thức.

Ung thư phổi là bệnh lý ác tính, xuất phát từ sự tăng sinh mất kiểm soát của các tế bào trong nhu mô phổi. Bệnh phổ biến trên toàn thế giới và là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trong các bệnh lý ung thư ở cả hai giới. Ước tính, mỗi năm có khoảng 1,8 triệu ca tử vong trên toàn thế giới do ung thư phổi.

Hút thuốc lá được coi là yếu tố nguy cơ chính với ung thư phổi. Tuy nhiên, theo thống kê trên toàn thế giới, khoảng 10-15% người hút thuốc lá bị ung thư phổi. 10-25% những người bị ung thư phổi không hề hút thuốc.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.