Hồ nước miệng núi lửa trên sao Hỏa biến đổi gây sốc

(Kiến Thức) - Một hồ nước tồn tại trên miệng núi lửa trên sao Hỏa bỗng nhiên biến thành gò khô không một giọt nước gây kinh ngạc.

Theo nghiên cứu mới, nguyên nhân hồ nước tồn tại trên miệng núi lửa trên sao Hỏa bỗng nhiên biến thành gò khô chính là do gió trên sao Hỏa. Gió là lực lượng thống lĩnh địa chất mạnh mẽ nhất trên hành tinh Đỏ.

Những gò khô trên sao Hỏa như này đã từng được phát hiện bởi Dự án không gian NASA Vinking trong những năm 1970, nhưng tới nay, cơ quan Rover Curiosity mới tiến hành nghiên cứu và lý giải hiện tượng khó hiểu này.

Ho nuoc mieng nui lua tren sao Hoa bien doi gay soc
Nguồn ảnh: Space.com. 

Các dấu vết để lại cho thấy gò khô này giờ chỉ toàn là trầm tích đá khổng lồ, có hình dạng kỳ lạ mê hoặc, mà tác nhân gây ra hiện tượng là do gió trên hành tinh Đỏ.

Hiện các nhà khoa học vẫn chưa thể lý giải được tại sao gió trên sao Hỏa có thể tác động và biến hóa một miệng núi lửa thành gò khô dễ dàng như thế này.

Để kiểm định, các nhà khoa học tạo ra một miệng núi lửa mini, có kích cỡ 30cm x16cm, đưa cát ướt có nước vào bên trong miệng núi lửa và sau đó đưa toàn bộ công trình vào một đường hầm gió.

Kết quả cho thấy, gió đã làm bốc hơi sạch lượng nước trong cát ẩm giữa miệng núi lửa, cát ướt trở thành cát khô sau đó cũng bị gió thổi bay phân tán ra khỏi miệng núi lửa. Và cuối cùng, gió bào mòn, đã làm thay đổi nhất định lớp địa chất trong miệng núi lửa mini.

Kết quả thí nghiệm này phần nào đã giải thích được vì sao hồ nước trên miệng núi lửa lại có thể biến thành gò khô một cách dễ dàng đến như vậy, tác giả chính Mackenzie Day, một nghiên cứu sinh tại Đại học Texas ở Austin Jackson Trường Khoa học Địa chất cho biết trong một tuyên bố.

Cuộc thí nghiệm được quan sát thông qua một mô hình máy tính, kết quả cho thấy, chuyển động từng đợt gió có tác động nhất định lên hình thù xói mòn của miệng núi lửa.

Ho nuoc mieng nui lua tren sao Hoa bien doi gay soc-Hinh-2
Nguồn ảnh: Space.com 

Trở lại câu chuyện các gò khô, hiện các nhà khoa học đã tìm thấy 30 gò khô lớn nhỏ hình thành vào khoảng 3,7 tỷ năm trước đây ngay trong giai đoạn Noachian (đây là giai đoạn đánh dấu địa chất sao Hoả từ môi trường ẩm ướt chuyển qua khô ráo, cạn dòng mạnh mẽ nhất).

Nghiên cứu này vừa được công bố trên tạp chí Geophysical Research Letters.

Xem thêm video: Phát hiện người phụ nữ trên Sao Hỏa (nguồn: Chuyện lạ VN).

Độc đáo những bức ảnh “tự sướng” ngoài vũ trụ

(Kiến Thức) - Đây là những bức ảnh tự sướng trong vũ trụ tạo ấn tượng mạnh mẽ nhất, được chụp bởi phi hành gia và robot trong sứ mệnh không gian.

Một những bức selfie - ảnh tự sướng - đẹp nhất là ảnh của phi hành gia Alexander Gerst chụp chiếc mũ thám hiểm có thể soi rõ hình ảnh Trái đất trên đó hôm 7/10/2014 tại Trạm vũ trụ quốc tế.
Một những bức selfie - ảnh tự sướng - đẹp nhất là ảnh của phi hành gia Alexander Gerst chụp chiếc mũ thám hiểm có thể soi rõ hình ảnh Trái đất trên đó hôm 7/10/2014 tại Trạm vũ trụ quốc tế. 
Phi hành gia Buzz Aldrin chụp ảnh tự sướng trong không gian bao la của vũ trụ.
Phi hành gia Buzz Aldrin chụp ảnh tự sướng trong không gian bao la của vũ trụ. 
Tàu thăm dò sao Chổi Rosetta sử dụng camera CIVA chụp ảnh tự sướng từ khoảng cách 16 km từ bề mặt của sao Chổi.
Tàu thăm dò sao Chổi Rosetta sử dụng camera CIVA chụp ảnh tự sướng từ khoảng cách 16 km từ bề mặt của sao Chổi
Tàu thăm dò Rosetta đi qua khoảng cách 250 km từ bề mặt của sao Hỏa.
Tàu thăm dò Rosetta đi qua khoảng cách 250 km từ bề mặt của sao Hỏa. 
Phi hành gia Nhật Bản Aki Hoshide chụp ảnh selfie hồi tháng 9/2012. Aki sử dụng chiếc máy ảnh kỹ thuật số chụp ảnh khi đang đi bộ. Hình ảnh phản ánh trái đất trên nền mũ kết hợp với ánh nắng mặt trời rực rỡ tuyệt đẹp.
Phi hành gia Nhật Bản Aki Hoshide chụp ảnh selfie hồi tháng 9/2012. Aki sử dụng chiếc máy ảnh kỹ thuật số chụp ảnh khi đang đi bộ. Hình ảnh phản ánh trái đất trên nền mũ kết hợp với ánh nắng mặt trời rực rỡ tuyệt đẹp. 
Phi hành gia của Cơ quan Hàng không & Vũ trụ Mỹ (NASA) Michael E. Fossum chụp ảnh khi đang thực hiện sứ mệnh trên tàu con thoi Discovery.
 Phi hành gia của Cơ quan Hàng không & Vũ trụ Mỹ (NASA) Michael E. Fossum chụp ảnh khi đang thực hiện sứ mệnh trên tàu con thoi Discovery.
Hình ảnh được chụp sau 10 năm khám phá hành tinh đỏ. Là bức ảnh toàn cảnh được chụp từ Pancam của tàu thám hiểm.
Hình ảnh được chụp sau 10 năm khám phá hành tinh đỏ. Là bức ảnh toàn cảnh được chụp từ Pancam của tàu thám hiểm. 
Phi hành gia Thomas Henry Marshburn trên Trạm vũ trụ quốc tế tháng 12/2012.
Phi hành gia Thomas Henry Marshburn trên Trạm vũ trụ quốc tế tháng 12/2012. 
Tháng 3/1982, tàu thám hiểm Soviet Venera 13 hạ cánh chạm bề mặt của sao Kim và chụp hình ảnh từ hai camera ngược với nó. Các bộ phận của con tàu đổ bộ có thể được nhìn thấy trong cả hai hình ảnh.
Tháng 3/1982, tàu thám hiểm Soviet Venera 13 hạ cánh chạm bề mặt của sao Kim và chụp hình ảnh từ hai camera ngược với nó. Các bộ phận của con tàu đổ bộ có thể được nhìn thấy trong cả hai hình ảnh.  
Phi hành gia Luca Parmitano tự sướng trong một chuyến đi bộ ngoài không gian tháng 9/2013.
Phi hành gia Luca Parmitano tự sướng trong một chuyến đi bộ ngoài không gian tháng 9/2013. 
Hình ảnh được chụp vào tháng 8/ 2007.
Hình ảnh được chụp vào tháng 8/ 2007. 
NASA công bố bức ảnh tự chụp bởi tàu thám hiểm Curiosity rover năm 2012 để kỷ niệm 1 năm khám phá sao Hỏa.
NASA công bố bức ảnh tự chụp bởi tàu thám hiểm Curiosity rover năm 2012 để kỷ niệm 1 năm khám phá sao Hỏa. 
Phi hành gia NASA Michael Fossum chụp ảnh tự sướng, cho thấy cái nhìn toàn cảnh về Trạm vũ trụ quốc tế, tàu con thoi Atlantis và trái đất.
Phi hành gia NASA Michael Fossum chụp ảnh tự sướng, cho thấy cái nhìn toàn cảnh về Trạm vũ trụ quốc tế, tàu con thoi Atlantis và trái đất.

Sốc khi so sánh ảnh vũ trụ và Trái đất

(Kiến Thức) - Hình ảnh được các nhà thiên văn học tạo ra để so sánh kích thước “khập khiễng” giữa các ngôi sao, hành tinh và mặt trăng cùng với Trái đất.

Việc bao quát tầm rộng lớn của vũ trụ, đặt các hành tinh và các ngôi sao của nó so sánh với Trái đất dường như là việc bất khả thi. Nhưng mới đây, nhà thiên văn học nghiệp dư John Brady đã thử so sánh riêng quy mô của từng đối tượng trong thiên hà so với Trái đất. Cách so sánh này cho thấy một góc nhìn mới khá thú vị. Trong hình ảnh đầu tiên này, John so sánh kích thước của một ngôi sao neutron bằng khu vực phía tây bắc nước Anh, đoạn giữa Liverpool và Warrington.
Việc bao quát tầm rộng lớn của vũ trụ, đặt các hành tinh và các ngôi sao của nó so sánh với Trái đất dường như là việc bất khả thi. Nhưng mới đây, nhà thiên văn học nghiệp dư John Brady đã thử so sánh riêng quy mô của từng đối tượng trong thiên hà so với Trái đất. Cách so sánh này cho thấy một góc nhìn mới khá thú vị. Trong hình ảnh đầu tiên này, John so sánh kích thước của một ngôi sao neutron bằng khu vực phía tây bắc nước Anh, đoạn giữa Liverpool và Warrington. 
Hình ảnh này cho thấy núi lửa Olympus Mons (một núi lửa lớn trên sao Hỏa) có kích thước đủ để che khuất toàn tiểu bang Arizona của Mỹ.
Hình ảnh này cho thấy núi lửa Olympus Mons (một núi lửa lớn trên sao Hỏa) có kích thước đủ để che khuất toàn tiểu bang Arizona của Mỹ. 
Io - vệ tinh tự nhiên của Sao Mộc có đường kính lên tới 3.642km, là vệ tinh lớn thứ tư bên trong hệ Mặt Trời. Nếu so sánh với các khu vực trên Trái đất, nó sẽ gần như che phủ toàn bộ diện tích Bắc Mỹ.
Io - vệ tinh tự nhiên của Sao Mộc có đường kính lên tới 3.642km, là vệ tinh lớn thứ tư bên trong hệ Mặt Trời. Nếu so sánh với các khu vực trên Trái đất, nó sẽ gần như che phủ toàn bộ diện tích Bắc Mỹ. 
Bán kính của sao Hỏa xấp xỉ bằng một nửa bán kính của Trái đất. Khi so sánh, sao Hỏa sẽ thoải mái bao trùm toàn bộ khu vực Bắc Mỹ với rất nhiều không gian.
Bán kính của sao Hỏa xấp xỉ bằng một nửa bán kính của Trái đất. Khi so sánh, sao Hỏa sẽ thoải mái bao trùm toàn bộ khu vực Bắc Mỹ với rất nhiều không gian. 
Là hành tinh lớn nhất hệ Mặt Trời, sao Mộc có thể lấn át toàn bộ Bắc Mỹ với biên độ lớn. Như bạn có thể thấy trong hình, toàn bộ lục địa Bắc Mỹ xuất hiện chỉ như một hạt bụi trên mặt hành tinh khổng lồ.
Là hành tinh lớn nhất hệ Mặt Trời, sao Mộc có thể lấn át toàn bộ Bắc Mỹ với biên độ lớn. Như bạn có thể thấy trong hình, toàn bộ lục địa Bắc Mỹ xuất hiện chỉ như một hạt bụi trên mặt hành tinh khổng lồ. 
Hình ảnh phóng to cho thấy sự so sánh chênh lệch giữa Trái đất với sao Thổ. Hành tinh của chúng ta chỉ bằng 1/6 chiều rộng vành nhẫn của nó.
Hình ảnh phóng to cho thấy sự so sánh chênh lệch giữa Trái đất với sao Thổ. Hành tinh của chúng ta chỉ bằng 1/6 chiều rộng vành nhẫn của nó. 
Sau khi thử đặt Trái đất vào vị trí của sao Thổ, hành tinh của chúng ta còn cách mép vòng nhẫn tới 66.900km.
Sau khi thử đặt Trái đất vào vị trí của sao Thổ, hành tinh của chúng ta còn cách mép vòng nhẫn tới 66.900km. 
So sánh với Mặt trời, Trái đất thậm chí còn bị lấn át bi đát hơn. Ở quy mô rộng lớn của Mặt trời, Trái đất thực sự trông rất nhỏ bé.
So sánh với Mặt trời, Trái đất thậm chí còn bị lấn át bi đát hơn. Ở quy mô rộng lớn của Mặt trời, Trái đất thực sự trông rất nhỏ bé.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.