Hay nghẹn khi ăn, người đàn ông mắc căn bệnh ung thư tử vong trên 90%

Đến bệnh viện khám vì nuốt khó trôi, thỉnh thoảng hơi nghẹn, ông B. ở Hải Phòng sững sờ khi bác sĩ thông báo mắc ung thư thực quản.

Chiều 17/7, tại BV K, 2 trường hợp ung thư thực quản giai đoạn sớm được BS Kohei Takizawa - chuyên gia người Nhật Bản trực tiếp cắt tách lớp niêm mạc thực quản bằng phương pháp nội soi nhuộm màu phóng đại.
Trong đó bệnh nhân Trần Văn B., 53 tuổi ở Hải Phòng đến BV khám do hay bị nuốt nghẹn, nuốt khó trôi khi ăn. Khi khám, bác sĩ phát hiện bệnh nhân mắc ung thư thực quản giai đoạn 1, niêm mạc bị tổn thương dày 3,4 – 4,1 mm.
Đáng lưu ý, ông B. có tiền sử hút thuốc lá và uống rượu nhiều năm, đây chính là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ung thư thực quản.
Hay nghen khi an, nguoi dan ong mac can benh ung thu tu vong tren 90%
Bác sĩ thực hiện nội soi nhuộm màu thực quản để phát hiện tổn thương. 
Trường hợp thứ 2 là bệnh nhân Nguyễn Thanh H., 44 tuổi ở Thanh Trì, Hà Nội. Anh H. tình cờ phát hiện ra ung thư thực quản khi đi khám sức khoẻ định kỳ do trước đó hay thấy tức ngực, đau lưng.
PGS.TS Lê Văn Quảng, Phó Giám đốc BV K cho biết, trước đây việc chẩn đoán ung thư thực quản chủ yếu dựa vào nội soi xác định tổn thương và sinh thiết xét nghiệm mô bệnh học. Tuy nhiên nội soi ống mềm với ánh sáng trắng thường khó phát hiện được tổn thương sớm do tổn thương nhỏ và có màu sắc tương đối giống với niêm mạc xung quanh.
Hiện nay, nhờ ứng dụng kĩ thuật tiên tiến, bác sĩ sẽ sử dụng hệ thống máy nội soi nhuộm màu phóng đại hơn 100 lần, kết hợp ánh sáng xanh với hình ảnh sắc nét, cho phép hiển thị rõ tổn thương dù là nhỏ nhất (các vùng đổi màu).
“Khi phát hiện tổn thương ở giai đoạn sớm, chưa xâm lấn vào cơ thực quản, thay vì chỉ định bệnh nhân xạ trị và nằm viện dài ngày như trước kia, bác sĩ chỉ cần cắt hớt niêm mạc thực quản. Sau đó lấy mẫu sinh thiết, nếu ung thư tại chỗ, bệnh nhân sẽ không cần điều trị thêm, sau đó tái khám định kỳ 3 tháng/lần”, PGS Quảng thông tin.
Khi áp dụng phương pháp này, các trường hợp ung thư thực quản giai đoạn sớm có tỉ lệ khỏi bệnh lên tới 90%. Các trường hợp muộn hơn, bệnh nhân sẽ phải trải qua hoá, xạ trị.
TS Bùi Ánh Tuyết, Trưởng khoa Nội soi thăm dò chức năng, BV K cho biết thêm, thời gian thực hiện cắt hớt niêm mạc thực quản chỉ mất từ 45 phút đến 2 tiếng, tuỳ mức độ tổn thương. Sau phẫu thuật 1 ngày, bệnh nhân có thể uống sữa và ra viện sau 4-5 ngày.
Hay nghen khi an, nguoi dan ong mac can benh ung thu tu vong tren 90%-Hinh-2
Sau khi đánh dấu những vùng đổi màu, bác sĩ thực hiện cắt hớt lớp niêm mạc thực quản. 
Đặc biệt, kĩ thuật này hiện đã được áp dụng với ung thư dạ dày, đại tràng, được BHYT chi trả một phần, số tiền chung chi còn lại không nhiều.
Theo TS Tuyết, ung thư thực quản đứng thứ 3 trong các bệnh ung thư đường tiêu hoá, sau ung thư dạ dày và và đại trực tràng. Tính chung về số lượng, ung thư thực quản xếp vị trí 15 trong các loại ung thư phổ biến ở Việt Nam với trên 2.400 ca mắc mới, tuy nhiên tỉ lệ tử vong lên tới trên 92% với trên 2.200 ca tử vong mỗi năm.
Tại Việt Nam, phần lớn bệnh nhân ung thư thực quản được phát hiện ở giai đoạn muộn với các triệu chứng rõ ràng như nuốt vướng, nghẹn tăng dần, ho khàn tiếng do khối u xâm lấn vào tổ chức lân cận.
Giai đoạn này thường không thể phẫu thuật được, bệnh nhân phải điều trị hoá xạ, trị, tiên lượng sống sau 5 năm chỉ đạt 20%.
TS Tuyết cho biết, nếu như trước đây, người mắc ung thư thực quản thường gặp ở độ tuổi trên 50 thì giờ đây căn bệnh này có xu hướng gia tăng và trẻ hóa. Tại BV K, trung bình mỗi ngày tiếp nhận khoảng 5 trường hợp mắc ung thư thực quản, đặc biệt có những bệnh nhân mắc căn bệnh này ở độ tuổi rất trẻ, nam giới nhiều hơn nữ.
“Yếu tố chính của ung thư thực quản là lạm dụng rượu bia và thuốc lá. Những người thường xuyên uống rượu có nguy cơ mắc ung thư thực quản cao gấp 10 lần bình thường”, TS Tuyết thông tin.
Do đó, những người thường xuyên sử dụng rượu bia, thuốc lá hoặc gia đình có người thân từng mắc ung thư thực quản, dạ dày, đại tràng cần đi tầm soát ung thư sớm hơn.
Để phòng ngừa ung thư thực quản, ngoài từ bỏ thuốc lá, rượu bia, người dân cần hạn chế ăn nhiều thịt, chất béo có nguồn gốc từ đạm động vật, bổ sung nhiều chất xơ từ lúa mạch, trái cây, rau tươi và duy trì chế độ sinh hoạt năng động, tập luyện thể dục thường xuyên...

5 bệnh ung thư người Việt Nam mắc phải nhiều nhất hiện nay

(Kiến Thức) - Theo công bố mới nhất của WHO, 5 loại ung thư có tỉ lệ mắc nhiều nhất tại Việt Nam gồm: Ung thư gan, ung thư phổi, ung thư dạ dày, ung thư vú và ung thư đại tràng.

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) vừa công bố tình hình ung thư hiệu chỉnh theo độ tuổi tại 185 quốc gia và vùng lãnh thổ. Theo đó, Việt Nam xếp vị trí 99/185 quốc gia và vùng lãnh thổ với tỉ lệ mắc ung thư 151,4/100.000 dân, xếp 19 châu Á và thứ 5 tại khu vực Đông Nam Á.
Theo thống kê của WHO, số ca mắc mới ung thư tại Việt Nam không ngừng tăng, từ 68.000 ca năm 2000 lên 126.000 năm 2010. Năm 2018, số ca mắc mới tăng lên gần 165.000 ca/96,5 triệu dân, trong đó gần 70% trường hợp tử vong, tương đương 115.000 ca.

Bất ngờ với 5 nguyên nhân gây ung thư vú ở nữ giới

Ung thư vú xuất hiện khi có sự phát triển bất thường của các tế bào ung thư trong những mô ở ngực. Dưới đây là những nguyên nhân hàng đầu khiến phụ nữ mắc bệnh ung thư vú.

Bat ngo voi 5 nguyen nhan gay ung thu vu o nu gioi
 

ung thư vú

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.