Hầm xương kiêng nhất cho 2 thứ này vào, canh nồng mùi không ngon

2 gia vị này kiêng kỵ nhất khi hầm xương nhưng nhiều người không hay biết.

Hầm xương được coi như liều thuốc bổ, rất phù hợp với những người ốm yếu hoặc người già và trẻ nhỏ. Khi hầm xương, không chỉ thịt nhừ mà phần tuỷ bên trong cũng khiến món ăn thêm ngọt và bổ dưỡng.

Món ăn này có tác dụng rất tốt trong việc bồi bổ cơ thể và dưỡng da, đồng thời làm ấm cơ thể, tăng sức đề kháng, giảm thiểu bệnh tật trong mùa đông.

Tuy nhiên, khi hầm xương hãy nhớ không cho 2 gia vị này vào, món ăn sẽ có mùi lạ và không ngon.

Gia vị đầu tiên: Tiêu

Khi hầm canh xương, nhiều người luôn cho một ít tiêu để giảm bớt mùi tanh của xương. Tuy nhiên, làm như vậy, mùi tiêu sẽ át hoàn toàn mùi thịt và món ăn không còn vị thơm, ngọt của xương.

Tiêu chỉ nên dùng để ướp và xào các loại thịt khác như cá hoặc thịt bò. Khi đó, mùi thơm của tiêu sẽ khiến món ăn đậm đà và bớt tanh hơn.

Ham xuong kieng nhat cho 2 thu nay vao, canh nong mui khong ngon

Gia vị thứ 2: Tỏi

Tỏi có chứa allicin. Chất này tuy có tác dụng khử trùng, diệt khuẩn nhưng sau khi nấu chín sẽ có mùi nồng.

Khi đó, mùi nồng của tỏi sẽ át đi mùi thịt và độ ngon ngọt của xương, dẫn đến nước hầm xương không thơm và thịt có vị lạ. 

Cho muối trước hay sau khi hầm xương để nước trong và ngọt hơn?

Để có được nồi nước xương trong vắt, thơm ngon, bạn cần chú ý ở tất cả các khâu, từ chọn xương, sơ chế xương đến khi bỏ thêm gia vị. Cùng bỏ túi ngay mẹo hầm xương thơm ngon đúng chuẩn từ các đầu bếp nổi tiếng sau đây:

Sơ chế xương trước khi hầm

Đừng chần sườn nước nóng, làm cách này mới ngọt nước không tanh

(Kiến Thức) - Hầm xương không quá công phu song nếu bỏ qua bước dưới đây, món ăn sẽ không ngọt nước, thêm tanh.

Dung chan suon nuoc nong, lam cach nay moi ngot nuoc khong tanh
Xương sườn là nguyên liệu được nhiều người ưa thích vì phần thịt mềm ngọt, hấp dẫn. Tuy nhiên, nấu canh hầm xương đạt chuẩn không phải ai cũng rành. 

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.