Hai món bánh lạ miệng dễ làm, lại đủ dinh dưỡng cho cả gia đình

(Kiến Thức) - Những món bánh lạ miệng dễ làm có thể làm bữa ăn sáng hoặc bữa phụ đủ dinh dưỡng và ngon miệng cho bé và cả gia đình.

Hai món bánh lạ miệng dễ làm dưới đây là những gợi ý hoàn hảo cho cả gia đình "đổi bữa" dịp cuối tuần, hoặc làm bữa sáng. Các món bánh với hương vị lạ và ngon miệng sẽ giúp bé kén ăn cũng ăn thun thút.

Bánh kếp cà rốt

Hai mon banh la mieng de lam, lai du dinh duong cho ca gia dinh

Nguyên liệu: 2 củ cà rốt, 3 quả trứng, 1/2 thìa cà phê muối, 1 thìa cà phê bột ngũ vị hương

Cách làm:

Hai mon banh la mieng de lam, lai du dinh duong cho ca gia dinh-Hinh-2

1. Cà rốt gọt vỏ, xát thành sợi, đập vào 3 quả trứng gà, thêm muối và bột ngũ vị hương.

2. Nếu bột quá khô, hãy thêm một ít nước, nhưng cũng nhớ rằng bột không được quá loãng, nếu không sẽ khó tạo hình.

3. Quét một lớp dầu trong nồi chiên, đổ hỗn hộp vào khay, dùng thìa dàn đều.

4. Chiên bánh cà rốt trên lửa vừa và nhỏ, khi mặt chiên đến vàng nâu thì lật mặt và chiên tiếp mặt kia, khi vàng đều hai mặt là có thể cho ra lò.

Xíu mại nếp cẩm

Hai mon banh la mieng de lam, lai du dinh duong cho ca gia dinh-Hinh-3

Nguyên liệu: 40g gạo nếp cẩm, 30g gạo nếp, nửa bắp ngô, nửa củ cà rốt, 50g thịt thăn, vỏ bánh súi cảo vừa phải, 1 thìa dầu hào, 1 thìa tinh bột ngô, 1 thìa muối.

Cách làm:

Hai mon banh la mieng de lam, lai du dinh duong cho ca gia dinh-Hinh-4

1. Ngâm gạo nếp cẩm và gạo nếp với nước ấm trong một giờ, gạo nếp cẩm và gạo nếp trộn đều, để ráo nước, cho vào nồi hấp chín, sau khi hấp xong để nguội dùng sau.

2. Xay hoặc băm thịt để làm nhân bánh, nạo cà rốt thât nhỏ.

3. Cho cà rốt và thịt băm vào chung với nhau, cho bột bắp và dầu hào vào đảo đều rồi ướp 20 phút.

4. Đổ gạo nếp cẩm và gạo nếp đã nguội vào bát, cho hạt ngô và thịt cà rốt vào, thêm 1 thìa cà phê muối, trộn đều.

5. Đặt vỏ bánh xíu mại lên thớt, rắc ít bột mì lên, dùng cán lăn nhẹ mép bột cuộn lại một chút thì cho nhân vào, đừng cho quá nhiều và dùng tay, gập mép bánh lại như trong hình, nhớ chặt tay nếu không bánh dễ lỏng lẻo.  

6. Đun sôi nước trong nồi hấp, hấp cách thủy 20 phút, để bánh chín tiếp 2 phút là có thể ăn ngon lành.

Mướp đắng - "thần dược" trị "bách bệnh" bạn nên biết

Không chỉ là thực phẩm được ưa chuộng mà mướp đắng còn có công dụng rất lớn trong hỗ trợ điều trị một số loại bệnh vô cùng hiệu quả

Khổ qua, còn gọi là mướp đắng, có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe. Theo đông y, mướp đắng tính hàn, vị đắng, không độc, nếu được dùng thường xuyên sẽ giúp giảm các bệnh ngoài da, làm cho da dẻ mịn màng.

Muop dang -



Ảnh minh họa.

Điều trị bệnh tiểu đường

Mướp đắng có tác dụng làm giảm ảnh hưởng của đường đối với cơ thể, vì vậy, từ lâu nó đã được sử dụng để điều trị tiểu đường trong một loạt các hệ thống y học cổ truyền. Về bản chất, mướp đắng làm giảm lượng đường trong máu, vì vậy, khi tiêu thụ mướp đắng, bạn nên thận trọng nếu đang dùng bất kì loại thuốc nào cũng ảnh hưởng đến lượng đường trong máu, để tránh làm giảm tới mức nguy hiểm.

Ức chế ung thư
Nghiên cứu trong phòng thí nghiệm đã chỉ ra rằng mướp đắng làm chậm lại sự gia tăng của một số bệnh ung thư. Bởi trong nghiên cứu tại phòng thí nghiệm thì thấy, mướp đắng có khả năng giết chết các tế bào ung thư bạch cầu trong ống nghiệm.
Một nghiên cứu về ung thư được công bố vào tháng 3 năm 2010 cho thấy mướp đắng giết chết tế bào ung thư vú mà không ảnh hưởng đến tế bào bình thường theo ghi nhận của trưởng nhóm nghiên cứu Ratna Ray.

Tuy nhiên, những nghiên cứu này chưa thực sự liên quan trực tiếp đến con người và cộng đồng khoa học sẽ cần phải tiến hành nghiên cứu thêm để xem những lợi ích dịch đối với con người.

Chống lại virus

Các nhà nghiên cứu cho rằng, mướp đắng có thể hoạt động kháng virus, ngăn chặn virus lây nhiễm cho các tế bào của con người, có thể giúp kiểm soát quá trình của bệnh.

Giảm lượng cholesterol

Mướp đắng giúp làm giảm lượng cholesterol, từ đó giúp bạn thoát khỏi nguy cơ mắc bệnh đau tim và đột quỵ. Cholesterol cao chỉ có thể được chẩn đoán bằng xét nghiệm máu. Ăn mướp đắng thường xuyên sẽ đem lại hiệu quả đáng ngạc nhiên.

Bổ gan

Mướp đắng là thực phẩm bổ gan, hỗ trợ tiêu hóa, cải thiện chức năng túi mật, và làm giảm tích trữ chất lỏng. Xơ gan, viêm gan, táo bón có thể thuyên giảm bởi mướp đắng. Bạn nên uống nước ép mướp đắng ít nhất một lần một ngày. Mướp đắng cũng hỗ trợ giảm cân và làm giảm triệu chứng ruột kích thích.

Thực phẩm rẻ tiền này chính là "thần dược" cho dạ dày

Thực phẩm rẻ tiền này chính là thần dược cho dạ dày - hãy biết ngay để luôn khỏe mạnh

Ảnh minh họa.

Theo Live Strong, một nghiên cứu được công bố năm 2010 trên tạp chí World Journal of Gastrointestinal Oncology cho biết ung thư đại tràng là loại ung thư phổ biến thứ 4 ở cả nam và nữ giới. Trong khi đó, ăn nghệ thường xuyên giúp chống lại bệnh ung thư trực tràng bằng cách tăng cường khả năng miễn dịch bẩm sinh của cơ thể. Điều này giúp ngăn chặn sự sinh sôi của các tế bào ung thư đại trực tràng và giết chết các tế bào khối u.

Cải thiện tiêu hóa

Tiêu hóa là chức năng quan trọng của cơ thể. Trong khi đó, củ nghệ có tác dụng kích thích sản xuất dịch tiêu hóa khỏe mạnh trong dạ dày, hỗ trợ toàn bộ quá trình tiêu hóa.

Giảm đau, viêm dạ dày

Thuộc tính chống viêm của nghệ có khả năng làm giảm bất kỳ loại viêm hay loét trong đường tiêu hóa, do đó, nó có tác dụng hỗ trợ điều trị đau dạ dày. Ngoài ra, nghệ có khả năng trung hòa axit, kiểm soát viêm dạ dày và ợ nóng.

Uống một cốc sữa bột nghệ lạnh có thể làm dịu đau dạ dày đáng kể.Điều trị hội chứng ruột kích thíchMột số chất dinh dưỡng có trong củ nghệ có thể điều trị hội chứng ruột kích thích, một loại rối loạn tiêu hóa gây ra táo bón, tiêu chảy, đầy hơi... Bên cạnh đó, nghệ chứa một chất chống vi khuẩn, có khả năng làm sạch vi khuẩn và độc tố gây ra tiêu chảy trong cơ thể của bạn.

Ảnh minh họa.

Những điều cần chú ý khi sử dụng nghệ

Sử dụng nghệ làm gia vị trong thức ăn được xem là an toàn; Tuy nhiên, các chế phẩm bổ sung chứa nghệ có thể không có những tác dụng như quảng cáo.

Sử dụng nghệ với liều lớn dài ngày gây kích ứng và loét dạ dày trong những trường hợp rất nặng. Những người bị tắc đường mật hoặc sỏi mật nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi uống nghệ. Không nên uống nghệ cùng với các thuốc làm giảm acid dạ dày.

Nghệ có thể làm giảm đường huyết. Nếu bạn bị tiểu đường, hãy hỏi bác sĩ trước khi sử dụng các chế phẩm bổ sung từ nghệ vì chúng có thể làm tăng nguy cơ hạ đường huyết.

Phụ nữ mang thai và cho con bú không nên sử dụng các chế phẩm bổ sung từ nghệ.

Do nghệ có thể tác động như một chất chống đông máu, không nên ăn/uống chế phầm bổ sung từ nghệ ít nhất 2 tuần trước khi phẫu thuật, cũng như không sử dụng cùng với các thuốc chống đông máu.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.