Hai khung giờ dễ bị đột quỵ nhất mà ai cũng nên biết

Đột quỵ thường dễ xảy ra vào mùa đông lạnh giá nhất vào những khung giờ dưới đây cần hết sức thận trọng.

Khung giờ dễ xảy ra đột quỵ cực kỳ nguy hiểm

Trong mùa động lạnh giá do huyết áp của mọi người thường tăng cao hơn so với mùa hè 5mmHg. Thêm vào đó, khi thời tiết lạnh cũng kích thích cơ thể tăng sản sinh catecholamin dễ dẫn đến co mạch ngoại biên làm tăng lượng máu đến tim từ đó tăng huyết áp. Đặc biệt với những người mắc bệnh tim mạch, tiểu đường, cao huyết áp thì càng nên thận trọng.

Đặc biệt vào hai khung giờ nửa đêm và lúc sáng sớm chính là lúc nhiệt độ xuống thấp nhất ngày, nên nguy cơ đột quỵ cũng tăng cao hơn bình thường. Chính vì vậy ,những người trung niên, cao tuổi, không nên dạy sớm tập thể dục kẻo ảnh hưởng tới sức khỏe.

Hai khung gio de bi dot quy nhat ma ai cung nen biet
Không nên thay đổi nhiệt độ cơ thể đột ngột trong mùa đông dễ gây đột quỵ

 Nguyên tắc 2 KHÔNG giúp phòng ngừa đột quỵ lúc sáng sớm và nửa đêm

Bạn không thay đổi tư thế đột ngột: Để bảo vệ  sức khỏe của mình trước khi rời khỏi giường buổi sáng hoặc đi vệ sinh giữa đêm, bạn tuyệt đối không nên ngồi bật dậy quá nhanh, để hạn chế tuần hoàn máu thay đổi đột ngột. Buổi sáng, bạn cần nằm thêm vài phút để tỉnh táo hẳn, rồi hãy từ từ ra khổi giường.

Không nên thay đổi nhiệt độ cơ thể đột ngột: Để phòng ngừa đột quỵ vào buổi sáng trước khi rời khỏi giường, để cơ thể từ từ thích ứng với nhiệt độ bên ngoài. Đồng thời, bạn cũng nên thực hiện vài động tác khởi động nhẹ nhàng trên giường như: Duỗi nhẹ chân, tay, xoa mặt khoảng 5 - 10 phút để làm ấm người.

Hai khung gio de bi dot quy nhat ma ai cung nen biet-Hinh-2
Không nên tập thể dục quá sớm khi sương còn chưa tan hết

Tiếp sau đó, mặc thêm áo khoác, choàng khăn, đi tất chân, tất tay, làm ấm vùng đầu rồi mới ra ngoài. Với những gia đình đang sử dụng máy sưởi hoặc điều hòa hai chiều thì trong phòng ngủ cần bật nhiệt độ không quá chênh lệch so với nhiệt độ ngoài trời quá 10 độ kẻo để gây sốc nhiệt dẫn tới đột quỵ.

Đồng thời, để bảo vệ sức khỏe của mình bạn nên có một chế độ dinh dưỡng hợp lý, với nhiều món ăn lành mạnh, bổ dưỡng để nâng cao sức đề kháng của cơ thể.

Người bị đột quỵ cấm làm những điều này kẻo hối không kịp

Khi có người thân bị đột quỵ, việc cần làm ngay là đưa bệnh nhân đến bệnh viện càng sớm càng tốt. Tuyệt đối tránh 'cứu' người bệnh bằng những cách sau kẻo có thể khiến họ càng nhanh... mất mạng.

Đột quỵ còn được gọi là tai biến mạch máu não. Đây là tình trạng não bộ bị tổn thương nghiêm trọng do quá trình cấp máu não bị gián đoạn hoặc giảm đáng kể khiến não bộ bị thiếu oxy, không đủ dinh dưỡng để nuôi các tế bào. Trong vòng vài phút nếu không được cung cấp đủ máu các tế bào não sẽ bắt đầu chết. Do đó, người bị đột quỵ cần được cấp cứu ngay lập tức, thời gian kéo dài càng lâu, số lượng tế bào não chết càng nhiều sẽ ảnh hưởng lớn tới khả năng vận động và tư duy của cơ thể, thậm chí là tử vong. Hầu hết những người sống sót sau cơn đột quỵ đều có sức khỏe suy yếu hoặc mắc các di chứng như: tê liệt hoặc cử động yếu một phần cơ thể, mất ngôn ngữ, rối loạn cảm xúc, thị giác suy giảm...
Nguoi bi dot quy cam lam nhung dieu nay keo hoi khong kip
Ảnh minh họa: Internet 

Những dấu hiệu nhận biết cơn đột quỵ sắp đến

Theo các chuyên gia thần kinh của Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức, tỷ lệ đột quỵ nhồi máu não đang có xu hướng gia tăng và nếu không phát hiện sớm dấu hiệu, cơ hội điều trị của bệnh nhân giảm dần theo thời gian.

Nhung dau hieu nhan biet con dot quy sap den

Hình ảnh tổn thương não của bệnh nhân qua phim chụp.

Ngày 28/02/2020, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức tiếp nhận trường hợp người bệnh N.V.T (54 tuổi) đến từ Ninh Bình với biểu hiện nghi ngờ đột quỵ não.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.