Hai chất độc đáng sợ có trong món “bún” khoái khẩu

Huỳnh quang và hàn the là hai chất cấm sử dụng trong thực phẩm. Tuy nhiên, chúng lại được phát hiện trong công nghệ làm bún. Những người thích ăn bún cua, bún thang,... hãy cẩn thận vì có thể ăn phải chất độc gây ung thư.

Bún nếu được làm bằng gạo nguyên chất sẽ có màu trắng đục. Trên thị trường hiện nay, sợi bún rất trắng và trong, tạo cảm giác ngon và sạch sẽ. Nhiều cuộc kiểm tra của Cục An toàn Vệ sinh Thực phẩm cho hay, để tạo ra màu trắng đó, người ta đã thêm vào bún hóa chất Tinopal (huỳnh quang). Việc thêm hóa chất này cũng giúp bảo quản bún được lâu, không bị khô cứng.
Bên cạnh đó, hàn the cũng là một hóa chất không thể thiếu của các gian thương khi sản xuất bún để tạo độ giòn, dai, không bết dính cho bún.
Hóa chất cấm Tinopal có trong bún
Hai chat doc dang so co trong mon “bun” khoai khau
Chất cấm được phát hiện trong bún gây hại cho sức khỏe người. Ảnh minh họa 
Chất hóa học Tinopal hay còn được gọi là chất huỳnh quang là chất được dùng trong công nghiệp sơn, sản xuất vải, giấy vì có màu óng ánh, đẹp. Chính vì thế, nhiều người đã bất chấp hậu quả để dùng hóa chất này trong quá trình làm bún bởi nó tạo độ bóng trên bề mặt sợi bún, làm cho sợi bún trong, tạo cảm giác rất bắt mắt.
Các chuyên gia khẳng định, Tinopal là chất cấm tuyệt đối không được dùng trong công nghệ chế biến thực phẩm do tính độc hại và có khả năng gây ung thư.
Đáng lo ngại, bún lại được xếp vào danh sách nhóm thực phẩm được người Việt rất ưa chuộng và sử dụng thường xuyên, nhất là trong bữa sáng. Bên cạnh đó, Tinopal cũng được bán tràn lan trên mạng cũng như các chợ.
Tác hại của việc sử dụng hóa chất làm trắng huỳnh quang là vô cùng nguy hiểm cho sức khỏe của người ăn, vì nó chứa rất nhiều tạ chẩ, kim loại nặng. Nếu sử dụng lâu dài, các tồn dư kim loại nặng sẽ tích tụ trong cơ thể gây ngộ độc cấp tính hoặc mãn tính. Nó có thể làm hư hại đường tiêu hóa, niêm mạc thành ruột có thể dẫn đến viêm loét ruột, dạ dày. Ở mức độ nặng sẽ gây suy gan, thận, thậm chí ung thư.
Bún - thực phẩm chứa hàn the
Hai chat doc dang so co trong mon “bun” khoai khau-Hinh-2
 Bún thực phẩm chứa chất độc đáng sợ. Ảnh minh họa
Cách làm bún truyền thống, tất cả nguyên liệu và giai đoạn chế biến dựa vào nguồn nguyên liệu tự nhiên, trải qua nhiều công đoạn cầu kì, tốn thời gian mới làm ra được những sợi bún. Tuy nhiên, hiện nay công nghệ máy móc hiện đại, người sản xuất đã tự rút ngắn thời gian. Gạo phải ngâm từ 48 - 72 giờ nhưng nay chỉ còn vài tiếng là có thể đem say. Người xưa chỉ tách nước lấy bột, ngày nay người sản xuất cho thêm bột năng, bột lọc vào để tạo ra sợi bún nhìn sáng hơn, đẹp mắt hơn.
Thậm chí, nhiều cơ sở thay vì dùng bột gạo hoàn toàn còn pha trộn thêm bột mì, bột lọc vì giá rẻ hơn gạo. Ngoài ra sẽ dùng hóa chất để tăng độ hấp dẫn của bún. Điều này càng khiến bún là thực phẩm đáng sợ với sức khỏe con người.
Bún ngày nay còn bị sử dụng hàn the trong quy trình sản xuất. Hàn the không có trong danh mục các chất được Bộ y tế cho phép dùng chế biến thực phẩm do tính độc hại của nó. Hàn the sẽ tích lũy trong cơ thể, tùy liều lượng có thể gây nên những triệu chứng cấp tính và mạn tính.
Nếu sử dụng hàn the lâu ngày có thể gây ngộ độc tiêu hóa như nôn mửa, đau bụng tiêu chảy; với da thì gây ban đỏ dẫn đến tróc vẩy. Ngoài ra, hàn the còn gây hại thận, gây rối loại chức năng, yếu ớt, bất lực, rối loạn kinh nguyệt, rụng tóc.
Nhận diện bún không an toàn
Hai chat doc dang so co trong mon “bun” khoai khau-Hinh-3
Cách phân biệt bún sạch bằng cách đơn giản trước khi ăn để bảo vệ sức khoẻ. Ảnh minh họa 
Bạn có thể nhận biết chất Tinopal trong bún dễ dàng, vì bản thân chất này là phát huỳnh quang, để trong bóng tối có khả năng phát ánh sáng.
Do đó, cách đơn giản nhất là nhìn vào màu sắc của sợi bún. Bún được làm từ gạo nguyên chất, có sợi màu trắng đục hoặc tối màu. Ngược lại, bún chứa hàn the hay hóa chất bảo quản sẽ có màu trắng trong, sáng và sợi bún có độ bóng mẩy.
Còn bún không chứa hàn the, sợi bún hơi nát, dễ đứt gãy và chạm vào có cảm giác hơi dính, nhuyễn. Bún chứa hàn the, sợi bún dai giòn hơn, khó đứt gãy.
Bún không sử dụng hàn the và hóa chất mua về để hơi lâu hoặc qua ngày sẽ bị chua và ôi thiu. Những loại bún để 2-3 ngày chưa ôi thiu, khi nhai trong miệng không có mùi vị là loại sử dụng hàn the và hóa chất quá liều lượng.
Các chuyên gia khuyến cáo người tiêu dùng cần thận trọng hơn với các sản phẩm bún, bánh tươi có màu trắng và độ bóng hơn dưới ánh sáng. Khi mua bún, người tiêu dùng nên dùng đèn cực tím như đèn soi tiền chiếu vào, nếu thấy bún phát sáng thì có thể bún đã nhiễm chất Tinopal.
Riêng để thử hàn the, người tiêu dùng có thể dùng que thử được bán sẵn hoặc dùng bột nghệ cho vào, nếu thấy bún chuyển sang màu xám thì trong đó có chứa hàn the.

Chỉ một gói bún khô có thể chế biến 5 món ngon mê ly

(Kiến Thức) - Bún khô ăn ngon không kém gì bún tươi, chính vì thế 5 món ăn ngon khó cưỡng sau lấy bún khô làm nguyên liệu chủ đạo.

Chi mot goi bun kho co the che bien 5 mon ngon me ly
 1. Bún khô xào thịt. Nguyên liệu: Bún khô, thịt nạc, cà rốt, bắp cải, hành, gia vị.  Bún khô cắt ngắn bớt, ngâm bún trong nước ấm khoảng 5 phút sau đó lấy ra để ráo nước. Trong lúc ngâm bún, bạn rửa bắp cải rồi thái sợi, cà rốt rửa sạch thái sợi, hành hương thái nhỏ. Ảnh: meovatdoisong.net.

Ăn bún ngon miệng nhưng ăn liều dễ sinh bệnh

(Kiến Thức) - Không phải ai cũng hợp với bún, nếu ăn bún sai cách hoặc lạm dụng bún có thể gây nhiều vấn đề nguy hại với sức khỏe.

An bun ngon mieng nhung an lieu de sinh benh
Bún được tiếng là món tiện lợi, dễ ăn nhất là trong những ngày nắng nóng. Nhiều người còn nghĩ là ăn bún sẽ tiêu hóa nhanh như cơm vì đều thuộc tinh bột. Ảnh: Chevang.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.