Giữ bận rộn để có tinh thần vui, khoẻ khi nghỉ hưu

(Kiến Thức) - Không ít người cao tuổi nghỉ hưu nhưng vẫn tham gia nhiều hoạt động phù hợp với tuổi tác và sức khoẻ

Không ít người cao tuổi nghỉ hưu nhưng vẫn tham gia nhiều hoạt động phù hợp với tuổi tác và sức khoẻ, vừa có ích cho gia đình, xã hội, vừa tìm thấy niềm vui. Với họ, đấy chính là cách làm cho cuộc sống của mình tươi trẻ, dù tuổi đã ở ngưỡng bên kia của cuộc đời.
Khoẻ nhờ vác tù và
Tâm sự về thời khắc nghỉ hữu, ông Nguyễn Văn Tân (Cầu Giấy, Hà Nội), Chủ nhiệm Đoàn xe đạp người cao tuổi Đông Đô - Hà Nội kể, mặc dù đã có sự chuẩn bị về mặt tâm lý cho ngày nghỉ hưu, nhưng khi về nghỉ mới thấy hết cái gọi là sự "khủng hoảng của tuổi nghỉ hưu", ở nhà chỉ ra vào quanh bốn bức tường, một ngày trôi đi thật là chậm và buồn tẻ. Là người ưa hoạt động, ông Tân đã chọn chiếc xe đạp làm bạn. Hằng ngày ông một mình với chiếc xe thong dong đây đó, lúc đi thăm hỏi bạn bè, khi thăm thú những phố xá, những danh lam thắng cảnh của Thủ đô. 
Ông Tân bảo: "Nếu cứ ngồi nhà cho hết ngày thì chẳng mấy mà tự mình biến thành một ông lão lụ khụ. Để mình nhàn rỗi, không có vận động thì tuổi già đến nhanh lắm". Qua một người quen, ông Tân biết đến đoàn xe đạp người cao tuổi Hà Nội; và khi tham gia với đoàn, ông như "cá được thả về với nước". Ông Tân khi tham gia với đoàn đạp xe, vừa được rèn luyện sức khoẻ, được giao lưu nhờ thế mà tinh thần phấn chấn, minh mẫn, trẻ khoẻ ra, bệnh tật cũng từ đó dần "chia tay" với ông. 
Đặc biệt, sau khi tham gia một thời gian, ông được tín nhiệm bầu làm trưởng đoàn. Trong nhà cũng có người khuyên ông đừng "vác tù và hàng tổng", giờ hưu rồi thì nghỉ ngơi chứ đừng "ham hố". Tuy nhiên, ông Tân nghĩ, đấy không phải là "ham hố" mà chính hoạt động đó sẽ giúp ông được tiếp tục làm việc. Giờ đây, ở vị trí trưởng đoàn, ngoài việc tổ chức, duy trì các hoạt động đạp xe quanh Hồ Tây, ông còn tổ chức cho đoàn đạp xe dã ngoại. 
Để chuẩn bị cho những chuyến đi như vậy, công việc của ông Tân vô cùng vất vả, từ việc lên kế hoạch, lo tiền trạm, rồi phân công, tổ chức đoàn, dẫn đoàn, lo chỗ ăn nghỉ, đón tiếp, đảm bảo an toàn trên đường đi... Trăm thứ việc, nhưng ông Tân đều vui vẻ hoàn thành và điều quan trọng nhất là ông luôn thấy vui, thấy khỏe bởi ông được làm việc.
Về nghỉ hưu, ông Nguyễn Huy Bạo vẫn tiếp tục làm công yêu thích của mình, đó là thiết kế các bảng LED điện tử.
Về nghỉ hưu, ông Nguyễn Huy Bạo vẫn tiếp tục làm công yêu thích của mình, đó là thiết kế các bảng LED điện tử.  
"Nghỉ" mà không nghỉ
"Tôi nghỉ hưu khi còn khá trẻ nên mọi người vẫn hay đùa gọi đấy là nghỉ hưu "non" nhưng chưa bao giờ cảm thấy buồn khi cầm cuốn sổ hưu. Bởi với tôi, nghỉ hưu không có nghĩa là chấm hết", KS Nguyễn Huy Bạo, nguyên cán bộ Học viện Kỹ thuật Quân sự tâm sự. Về nghỉ hưu, ông vẫn tiếp tục làm công yêu thích của mình, đó là thiết kế các bảng LED điện tử. 
Ông kể, thời đó nhu cầu xã hội lớn lại ít người làm nên ông rất nhiều việc, có những khi ông làm đến "mê" đi, làm ngày làm đêm. Rồi ông còn tham gia cộng tác với một số tờ báo, viết cho chuyên mục phổ biến kiến thức khoa học, hướng dẫn bạn đọc sáng tạo những thiết bị điện tử, hay làm những thí nghiệm khoa học nhỏ. "Những công việc ấy luôn khiến tôi bận rộn, tôi gần như không nghĩ là mình đã nghỉ hưu", KS Nguyễn Huy Bạo chia sẻ.  
Sau này, khi tuổi cao, KS Nguyễn Huy Bạo giảm dần các công việc chuyên môn và tham gia nhiều công tác xã hội hơn. KS Nguyễn Huy Bạo hiện là Phó Chủ tịch Hội Người cao tuổi phường Trung Tự, Đống Đa, Hà Nội. Ông luôn tích cực tham gia các công tác hội, từ việc tổ chức các hoạt động rèn luyện sức khoẻ cho người cao tuổi; cho đến giao lưu văn hóa văn nghệ; hay kết hợp với các đơn vị, tổ chức để thăm khám bệnh cho các cụ... 
Tất cả các hoạt động đó chiếm không ít thời gian của ông Bạo, nhưng ông vui vì thấy mình còn khoẻ, còn làm được những việc hữu ích cho xã hội. Ngoài những công việc ở Hội Người cao tuổi, ông Bạo cũng dành nhiều thời gian cho thú vui chụp ảnh. Đi bất kỳ đâu, ông cũng luôn mang theo bên mình chiếc máy ảnh và cuốn sổ, để ghi lại những góc ảnh đẹp, những thông tin thú vị về con người, cuộc sống. Với ông, nghỉ hưu chưa bao giờ là nghỉ, mà ông luôn biết cách giữ cho mình bận rộn để có một tinh thần vui khoẻ, rèn luyện thể lực và trí lực tốt.
"Việc không ngừng trau dồi tri thức, tham gia các hoạt động xã hội sẽ giúp người cao tuổi có tinh thần minh mẫn, đời sống phong phú. Ngay như trong các mối quan hệ gia đình, khi người cao tuổi vẫn tiếp tục "hoạt động" không ngừng học hỏi cái mới sẽ giúp tránh được sự bảo thủ, trì trệ từ đó tránh được sự xung đột thế hệ giữa cha/mẹ và con cái". 
PGS.TS Nguyễn Văn Hùng (nguyên Hiệu trưởng trường Đại học Xây dựng Hà Nội) 

Vợ lâm bệnh vì chồng... nghỉ hưu

(Kienthuc.net.vn) - Trầm cảm, phát ban, hen suyễn, viêm loét và cao huyết áp là những triệu chứng có ở các bà vợ Nhật Bản khi người bạn đời trở về bên cạnh sau hàng chục năm "bán thân" cho công việc.

Từ bạn đời biến thành nợ đời

Chỉ sau vài tháng sau khi chồng nghỉ hưu, bà Sakura Terakawa, một phụ nữ Nhật Bản bắt đầu bị loét dạ dày, nói không ra tiếng và nổi ban đỏ quanh mắt. Khi phát hiện ra u xơ nhỏ ở cổ họng mà không thấy dấu hiệu bệnh lí nào, bác sĩ đã đề nghị bà Terakawa đến gặp chuyên gia tâm lí. Các chuyên gia chẩn đoán bà đã mắc phải RHS (Retired Husband Syndrome) - "hội chứng các ông chồng nghỉ hưu".

Lúc còn đi làm, người chồng luôn "dính" lấy công việc và tụ tập cùng đồng nghiệp nên người vợ có nhiều thời gian và hình thành những thói quen cá nhân nhất định. Ông chồng có thể phàn nàn về đủ thứ nhưng vợ sẽ nhẫn nhịn vì đó chỉ là chuyện chốc lát.

Tuy nhiên, khi nghỉ hưu, các ông chồng luôn ở nhà và trở nên cực kỳ phiền hà. Họ muốn nhà cửa lúc nào cũng phải hoàn hảo mà không hề nhúng tay vào bởi ngay cả nhu cầu cá nhân họ cũng không thể tự lo cho mình.

Chính những đòi hỏi "hành xác" ấy đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ các bà vợ.

Nhiều phụ nữ lớn tuổi xem việc sống thọ là họa hơn là phúc. Theo một nghiên cứu từ Công ty Quảng cáo Hakuhodo, trong khi 85% các ông chồng rất mừng khi sắp nghỉ hưu thì 40% các bà vợ lại thấy khốn khổ trước viễn cảnh đó.

Nỗi sợ khi các ông chồng về nhà đã trở thành một đề tài nóng ở Nhật Bản. Khắp các hiệu sách đâu đâu cũng bày bán những quyển cẩm nang dành cho phụ nữ lớn tuổi để đối phó với người bạn đời nay đã thành món nợ đời.

Xảy ra cơ sự này một phần cũng là do những thay đổi chóng vánh trong cuộc sống gia đình Nhật Bản 2 thập kỷ qua. Truyền thống cha mẹ nghỉ hưu sống cùng vợ chồng con cái dần biến mất khi mà thế hệ ngày nay ưa sống độc thân dù đã 40 tuổi còn những cặp vợ chồng trẻ thì lại thích ra ở riêng.

Theo BS Nobuo Kurokawa, một trong những chuyên gia RHS hàng đầu Nhật Bản, hiện nay ở Nhật Bản có đến 60% các bà vợ của những người nghỉ hưu mắc phải chứng RHS.

Hội chứng này trở nên bùng phát ở Nhật Bản là do dân số già. Có đến 1/5 dân số nước này hiện trên 65 tuổi và chỉ từ năm 2007 - 2009 đã có 7 triệu đàn ông Nhật Bản nghỉ hưu.
Thích nghi với việc người chồng ở nhà sau khi nghỉ hưu là điều khó khăn đối với nhiều phụ nữ Nhật Bản.
Thích nghi với việc người chồng ở nhà sau khi nghỉ hưu là điều khó khăn đối với nhiều phụ nữ Nhật Bản.

Ly hôn không phải là giải pháp duy nhất

"Hội chứng các ông chồng nghỉ hưu" chính là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến ly hôn ở các cặp vợ chồng già. Tỷ lệ ly hôn của những cặp vợ chồng đã kết hôn được 20 năm tăng rất nhanh, chỉ trong vòng 15 năm (1985 - 2000), con số đã tăng gấp đôi lên đến 41,958 trường hợp, theo số liệu Chính phủ.

Tuy nhiên, ly hôn không phải là giải pháp duy nhất. Ngày nay có hơn 3.000 nhóm trợ giúp xuất hiện khắp nước Nhật Bản nhằm mục đích huấn luyện những ông chồng đã nghỉ hưu có thể sống độc lập và biết cách giao tiếp với vợ.           
Phương Thanh (Theo BBC, Washington post, abcnews)

Tiết lộ bí quyết giúp kéo dài tuổi thọ

(Kiến Thức) - Ngoài cách luyện tập, ăn uống, ngủ nghỉ khoa học… tiếp xúc với bạn bè, lên kế hoạch nghỉ hưu cũng có thể giúp người già kéo dài tuổi thọ.

Thường xuyên tiếp xúc với thế giới bên ngoài. Thường xuyên gặp gỡ người thân, bạn bè xung quanh là cách tốt nhất giúp bạn tránh tình trạng trầm cảm. Trong khi đó, trầm cảm được xem là “đối thủ đáng gờm”, khiến sức khỏe người già xuống dốc nghiêm trọng. Bên cạnh việc giúp tránh xa chứng trầm cảm, gặp gỡ bạn bè, tham gia các hoạt động tập thể còn giúp bạn có động lực hơn để tham gia những bài tập có lợi cho sức khỏe như đi bộ, đạp xe hay tập dưỡng sinh.
Thường xuyên tiếp xúc với thế giới bên ngoài. Thường xuyên gặp gỡ người thân, bạn bè xung quanh là cách tốt nhất giúp bạn tránh tình trạng trầm cảm. Trong khi đó, trầm cảm được xem là “đối thủ đáng gờm”, khiến sức khỏe người già xuống dốc nghiêm trọng. Bên cạnh việc giúp tránh xa chứng trầm cảm, gặp gỡ bạn bè, tham gia các hoạt động tập thể còn giúp bạn có động lực hơn để tham gia những bài tập có lợi cho sức khỏe như đi bộ, đạp xe hay tập dưỡng sinh.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.