Giỗ bố chồng mà mẹ chồng chỉ đưa có 100 nghìn đồng làm cỗ

Suốt 10 năm về làm dâu, năm nào mẹ chồng cũng đưa cho 100 nghìn đồng yêu cầu vợ chồng tôi làm 5 mâm cỗ đãi khách.

Nhà chồng có 4 người con, chồng tôi là con cả, dưới là 3 cô em gái và đã lập gia đình. Ngay từ ngày về làm dâu tôi đã không hợp với mẹ chồng nhưng vẫn cố phải cam chịu sống cùng. Bởi chồng tôi thương mẹ vất vả nên muốn phụng dưỡng bà đến hết đời.

Vợ chồng tôi lương thấp, thu nhập mỗi tháng chỉ đủ nuôi 5 miệng ăn và dư được chút đỉnh. Mẹ chồng lương tháng được 5 triệu đồng nhưng bà chẳng bao giờ bỏ ra một đồng để chi tiền thức ăn hay mua cho cháu hộp sữa. Nhiều lần ấm ức lắm, tôi than với chồng thì anh ấy bênh mẹ chằm chặp.

Về làm dâu gần 10 năm rồi, thế nhưng năm nào giỗ bố chồng, mẹ chồng cũng chỉ góp với chúng tôi có 100 nghìn đồng để làm giỗ. Còn gia đình 3 cô em gái ở gần thì chỉ mua trái cây tiền vàng đến cúng bố, chứ không góp với vợ chồng tôi đồng nào. Để có được 5 mâm cỗ tươm tất giỗ bố, vợ chồng tôi phải tiết kiệm 3 tháng mới đủ tiền.

Cho đến một ngày, đi làm về từ ngoài sân tôi đã nghe thấy ba cô con gái đang nịnh nọt mẹ chồng và ra sức nói xấu tôi. Trước khi mọi người ra về, mẹ chồng dúi vào tay mỗi cô con gái một chỉ vàng và bảo đừng nói cho ai biết kẻo lại đến tai chị dâu.

Vài hôm sau chuẩn bị đến ngày giỗ bố, mẹ chồng nói là hết tiền rồi nên chỉ có thể góp với tôi 100 nghìn đồng như mọi năm. Bà có thể mua vàng cho con gái mà không thể bỏ tiền ra giỗ chồng? Không thể bị mấy mẹ con lợi dụng mãi được, thế là tôi nghĩ ra một kế.

Gio bo chong ma me chong chi dua co 100 nghin dong lam co

Vào ngày giỗ bố chồng năm nào tôi cũng đặt cỗ, năm nay tôi vẫn đi làm bình thường. Tôi biết khi gặp sự cố mẹ chồng sẽ gọi điện cho chồng nên ngay buổi sáng tôi bảo điện thoại hỏng, mượn tạm máy chồng để liên hệ cỗ bàn cho tiện. Và chồng vui vẻ đưa cho tôi mượn.

Đến 10h mẹ chồng hốt hoảng gọi điện hỏi tôi sao chưa thấy ai đưa cỗ đến? Tôi vội về nhà, nhìn thấy khách đã đến đông đủ rồi mà cỗ chưa đến, tôi rất đắc ý trong bụng. Vừa nhìn thấy tôi, mẹ và các em đã hỏi, tôi bảo là tháng này con ốm, không có tiền trả cỗ nên họ không đưa tới.

Mẹ chồng tức giận bảo con gái gọi điện cho chồng tôi hỏi có lo được cỗ giỗ bố không? Khi không thể liên lạc được với chồng tôi, mấy người náo loạn cả lên. Đến lúc này tôi mới bảo 5 mâm cỗ giá trị 4 triệu đồng, ai có tiền thì góp ra để trả cho nhà hàng và họ sẽ mang cỗ đến ngay.

Nhìn 4 mẹ con bấm bụng rút ví mà tôi thở phào nhẹ nhõm. Xong tiệc, khách khứa về hết, mẹ kể hết mọi chuyện với chồng tôi, ngay lập tức tôi bị một cái tát bỏng má.

Tôi ấm ức nói bố mẹ đẻ ra nuôi lớn thành người cũng chưa chăm sóc được ngày nào, cớ sao đi lấy chồng, làm được đồng nào phải lo cho cả nhà chồng? Đã thế giỗ bố chồng, mẹ chồng và các em gái có tiền song không ai bỏ ra, để mình con dâu tự lo, tôi gánh thế nào được. Thế nhưng chẳng ai cho lời tôi nói là đúng, họ đều cho rằng tôi là dâu mà hỗn láo, tị nạnh... Tôi chán nản quá, theo mọi người tôi nên làm gì bây giờ?

Bài học đắt giá cho nàng dâu bỏ nhà đi

Khi taxi dừng trước nhà bạn, rút điện thoại từ trong túi ra, Linh hốt hoảng khi thấy 30 cuộc gọi nhỡ của mẹ chồng.

25 tuổi, Linh lên xe hoa về nhà chồng. Sau đám cưới, cô và chồng sống cùng với bố mẹ chồng. Mới đầu Linh hơi e dè vì nghĩ tới cảnh nàng dâu mẹ chồng sống cùng nhau sớm muộn gì cũng có va chạm. Tuy nhiên, về sống cùng, Linh mới nhận ra, mẹ chồng là người phụ nữ dịu dàng, điềm đạm và rất mực yêu thương con trai, con dâu.

Mẹ chồng xúi con trai, bày kế hòng “xoá tên” con dâu

Trước mặt tôi, mẹ chồng luôn “chỉnh” con trai phải chăm lo vun vén cho vợ con, nhưng dần dần tôi mới biết bà luôn ép con trai nộp tiền quỹ đen đề phòng nhỡ sau này ly hôn.

Tôi và chồng ra ở riêng được 3 năm nay, những tưởng tôi "thoát" được sự can thiệp, xét nét của mẹ chồng nhưng càng ngày tôi càng nhận ra, giữa chồng và mẹ chồng tôi có nhiều "mờ ám". Nhà chồng có hai anh em trai, nếu như với cậu em, ông bà hết sức quan tâm, mua nhà ở riêng ngay sau khi cưới, còn với vợ chồng tôi dù muốn ra ở riêng, nhưng ông bà ngăn cản, tìm đủ lý do để giữ.

Sống cảnh làm dâu tôi cảm thấy ngột ngạt đủ đường, bố mẹ chồng khó tính, hễ con cái khóc là tôi bị mắng là có mỗi việc chăm con mà không biết dỗ dành. Cơm nước, chợ búa hàng ngày tôi phải cáng đáng, bỏ tiền ra mua nhưng nơm nớp lo không vừa ý bố mẹ, chồng con là bị mắng. Vợ chồng cậu út thường xuyên qua ăn cơm, nhưng như là khách quý, không mua bán bất cứ thứ gì, thậm chí sát bữa ăn mới đến để trốn nấu nướng.

Sau 10 năm, vợ chồng tôi quyết tâm ra ngoài ở riêng, ông bà đồng ý và đưa khoản tiền trị giá 40% ngôi nhà cho vay với điều kiện nhà mua sang tên thẳng cho bố mẹ chồng tôi, sau nay trả hết tiền sẽ làm thủ tục sang tên của vợ chồng tôi. Lúc đó, vì rất muốn ra ở riêng nên tôi không nghĩ ngợi gì, vì ông bà đứng tên cũng sau này cho con cái thôi, không chồng tôi thì con tôi là cháu đích tôn. Vậy là tôi tất tả đi vay mượn bạn bè, họ hàng nhà ngoại cũng khoảng 30% tiền nhà, còn lại là tiền vợ chồng tôi tích cóp được.

Ở riêng rồi, tôi cũng không được yên thân, ngoài việc suốt ngày mẹ chồng gọi điện như tra khảo cho con trai bà ăn gì, cháu nội bà ăn gì. Nếu ít món bà mắng mỏ thẳng thừng quy kết tôi cho chồng con ăn uống kham khổ để lấy tiền mua sắm quần áo, mỹ phẩm. Nhà ở gần nên hầu như tuần nào ông bà cũng sang ở vài ngày, xét nét đủ mọi thứ.
Me chong xui con trai, bay ke hong “xoa ten” con dau
 Mẹ chồng khó tính, còn bí mật "nắm đằng chuôi" về tiền bạc, nhà cửa cho con trai.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.