Giải oan cho món gan động vật: Không gây độc mà là kho báu

Thương con thì cho ăn tiết, giết con thì cho ăn gan, nhưng sự thật có đúng như vậy?

Phủ tạng động vật bao gồm: óc, tim, gan, thận, dạ dày, ruột... Trong khi tim, dạ dày, óc là những loại nội tạng được rất nhiều người yêu thích và tin dùng thì với gan, bao lâu nay lại mang những "định kiến" vô cùng tiêu cực. Có quan niệm cho rằng không nên ăn gan động vật , vì gan là cơ quan thải độc, khi ăn gan sẽ độc hại cho cơ thể.

Giai oan cho mon gan dong vat: Khong gay doc ma la kho bau

Có quan niệm cho rằng không nên ăn gan động vật, vì gan là cơ quan thải độc, khi ăn gan sẽ độc hại cho cơ thể.

Người xưa có câu: "Thương con thì cho ăn tiết, giết con thì cho ăn gan", từ đó có thể thấy từ bao đời nay dân gian ta xem gan là một thực phẩm nguy hiểm ngang "thuốc độc", có thể đe dọa sức khỏe người ăn. Nhưng sự thật có đúng như vậy không?

Gan - thực phẩm không gây độc mà còn chứa vô vàn dinh dưỡng

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, gan là loại phủ tạng chứa nhiều chất đạm nhất, lại chứa nhiều vitamin A và sắt rất tốt cho trẻ em, phụ nữ mang thai cũng như phụ nữ trong độ tuổi sinh nở. Loại thực phẩm này giúp chống thiếu máu , có tác dụng bổ mắt tăng cường sức đề kháng và tăng trưởng ở trẻ em. Như vậy ăn gan là tốt chứ không phải là độc.

Giai oan cho mon gan dong vat: Khong gay doc ma la kho bau-Hinh-2

Gan là loại phủ tạng chứa nhiều chất đạm nhất, lại chứa nhiều vitamin A và sắt rất tốt cho trẻ em, phụ nữ mang thai...

Nghiên cứu khoa học cũng đánh giá, gan là thực phẩm rất giàu protein (đạm). Ví dụ: 100g gan gà chứa 18,2g đạm, 100g gan vịt chứa 17,1g đạm. Trong khi đó, protein lại đóng vai trò quan trọng đối với sự hình thành, duy trì và phát triển cơ bắp của cơ thể.

Gan rất dồi dào vitamin A và B12. Vitamin A giúp mắt sáng, tăng cường hệ miễn dịch. Vitamin B12 giúp sản sinh hồng cầu, ngăn ngừa thiếu máu và ổn định hoạt động của hệ thần kinh.

Đồng thời, gan còn chứa nhiều sắt, kẽm, selen. Ví dụ: 100g gan gà chứa 8,2g sắt, 100g gan lợn chứa 12g sắt. Những loại khoáng chất này có tác dụng phục hồi tế bào, chữa lành vết thương...

Gan rất tốt nhưng trước khi ăn nên lưu ý một số điều đơn giản sau

Cũng như bao thực phẩm khác, món gan động vật sẽ chỉ giàu dinh dưỡng và tốt cho sức khỏe nếu được chế biến và sử dụng đúng cách. Vì vậy trước khi ăn, bạn nên ghi nhớ một số lưu ý từ Viện dinh dưỡng:

- Chỉ ăn gan của những động vật không bị bệnh. Khi mua nên chọn loại còn tươi, ấn vào mặt gan còn đàn hồi tốt, bề mặt nhẵn, không mua các loại gan có màu vàng hoặc tím sẫm, có mùi hôi. Tốt nhất chỉ ăn gan động vật khi biết rõ nguồn gốc hoặc những nơi giết mổ đã qua kiểm dịch.

Giai oan cho mon gan dong vat: Khong gay doc ma la kho bau-Hinh-3

Chỉ nên ăn gan của những động vật không bị bệnh.

- Gan dù tốt nhưng chứa nhiều cholesterol, mỗi tuần chỉ nên ăn không quá 2-3 lần, mỗi lần ăn từ 50-70g đối với người lớn, còn trẻ em chỉ ăn từ 30-50g/bữa.

- Người cao tuổi, người mắc các bệnh rối loạn chuyển hoá: tăng cholesterol máu, xơ vữa động mạch, tăng huyết áp, tiểu đường, bệnh goute, bệnh thận, người thừa cân - béo phì không nên ăn các loại phủ tạng, bao gồm cả gan.

- Đặc biệt, gan động vật tốt nhất không nên chế biến cùng các loại rau củ giàu vitamin C như rau cần, giá đỗ, cải xoăn vì vitamin C trung tính và có tính kiềm không ổn định, trong khi gan có nhiều vi lượng như đồng, sắt nên dễ làm oxy hóa phân giải vitamin C, có thể làm mất đi giá trị dinh dưỡng của những loại rau củ này.

Lưu ý khi ăn gan để khỏi hạ độc cơ thể

Vì gan là nơi tập chứa độc và trung hòa độc tố nên nhiều người cho rằng ăn gan động vật gây hại. Thế nhưng thực tế gan không lưu trữ chất độc mà còn rất giàu dinh dưỡng. Tuy nhiên phải biết cách để ăn gan cho đúng.

Theo các nghiên cứu khoa học, gan rất tốt cho trẻ em, phụ nữ nuôi con nhỏ, những người cần bổ sung sắt do thiếu máu. Tuy nhiên do gan là nơi lưu giữ và đào thải độc tố nên nhiều người nghi ngại gan động vật có hại cho sức khỏe. Quan niệm “ăn gan bổ gan”, hay “ thương con cho ăn tiết, giết con cho ăn gan” đều không đúng. Vì khi thực phẩm vào cơ thể, dạ dày và ruột sẽ có nhiệm vụ phân hủy chúng, và chỉ có chất dinh dưỡng được hấp thu. Và gan không lưu trữ độc, nó chỉ đào thải. Độc tố sẽ được đưa khỏi cơ thể qua phân, nước tiểu.
Luu y khi an gan de khoi ha doc co the
Ảnh minh họa: Internet 

Những món mà trẻ dưới 1 tuổi tuyệt đối không nên ăn

(Kiến Thức) - Hệ tiêu hóa của trẻ dưới 1 tuổi vẫn trong quá trình hoàn thiện, do đó bố mẹ cần phải cân nhắc lựa chọn thực phẩm cẩn thận để bảo vệ sức khỏe cho con. Sau đây là vài món trẻ dưới 1 tuổi tuyệt đối không ăn.

Nhung mon ma tre duoi 1 tuoi tuyet doi khong nen an

Mật ong: Đây là món mà trẻ dưới 1 tuổi tuyệt đối không ăn. Đối với trẻ trong độ tuổi sơ sinh, hệ thống tiêu hóa chưa hoàn chỉnh các chức năng để có thể đối phó với các bào tử gây ngộ độc

Nhung mon ma tre duoi 1 tuoi tuyet doi khong nen an-Hinh-2
Muối: Khi chế biến các món ăn cho bé tập ăn dặm, chẳng hạn như bột hay cháo, mẹ tuyệt đối không nêm thêm gia vị, bột nêm hay muối. Thận của trẻ sơ sinh chưa thích ứng với lượng muối nhiều từ thức ăn, rất dễ bị tổn hại nếu hoạt động quá tải.
Nhung mon ma tre duoi 1 tuoi tuyet doi khong nen an-Hinh-3
Sữa bò: Nhiều mẹ muốn cho con uống thêm sữa bò để giúp con tăng cân, mau lớn ngoài việc uống sữa mẹ, sữa công thức. Nhưng với bé dưới 1 tuổi, các mẹ tuyệt đối không nên cho con uống sữa bò. Hàm lượng protein quá dồi dào trong sữa bò sẽ tăng nguy cơ bị dị ứng ở trẻ, đồng thời có thể làm trẻ bị đầy bụng, khó tiêu và thêm nhiều rắc rối về hệ tiêu hóa khác.
Nhung mon ma tre duoi 1 tuoi tuyet doi khong nen an-Hinh-4
Lòng trắng trứng: Trong chế độ dinh dưỡng cho trẻ, trứng là một món ăn ngon lành, bổ dưỡng; nhưng với trẻ dưới 1 tuổi thì trứng lại là thực phẩm dễ gây dị ứng, nhất là lòng trắng trứng. Ăn lòng trắng trứng có thể khiến bé nổi mề đay, chàm và một số bệnh khác. Tốt nhất, mẹ chỉ nên cho con ăn lòng trắng trứng khi các bé đã được 1 tuổi trở lên đế tránh tình trạng dị ứng.
Nhung mon ma tre duoi 1 tuoi tuyet doi khong nen an-Hinh-5
Patê gan động vật: Vi khuẩn listeria có thể ẩn nấp trong loại Pate gan động vật vì thế rất dễ làm bé bị ngộ độc. Ngoài ra, hàm lượng vitamin A quá cao trong patê gan cũng không tốt cho sự phát triển của bé.
Nhung mon ma tre duoi 1 tuoi tuyet doi khong nen an-Hinh-6
Hải sản có vỏ: Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo rằng, trẻ trên 1 tuổi mới có thể ăn các loại hải sản có vỏ như tôm, cua, sò, ốc, hến… Bởi đây là loại thực phẩm rất dễ gây dị ứng, đặc biệt là với trẻ dưới 1 tuổi khi hệ tiêu hóa của bé còn non nớt.
Nhung mon ma tre duoi 1 tuoi tuyet doi khong nen an-Hinh-7
Một số loại cá chứa thủy ngân cao: Cá mập, cá kiếm, cá maclin là những loại cá chứa hàm lượng thủy ngân cao, có thể ảnh hưởng xấu đến sự phát triển thần kinh của trẻ, do đó cũng nên tránh cho trẻ ăn.
Nhung mon ma tre duoi 1 tuoi tuyet doi khong nen an-Hinh-8
Trái cây họ cam chanh: Các loại trái cây thuộc họ cam chanh thường chứa rất nhiều axit, dễ gây khó chịu cho dạ dày non yếu của trẻ dưới 1 tuổi. Hơn nữa, nếu trẻ ăn những loại trái cây này rất dễ bị hăm tã, nổi mẩn môi miệng.
Nhung mon ma tre duoi 1 tuoi tuyet doi khong nen an-Hinh-9
Các loại hạt: Khi cho bé ăn hạt, tình trạng hóc nghẹn rất có thể sẽ xảy ra, gây tắc nghẽn đường thở và để lại hậu quả nghiêm trọng. Hơn nữa, trường hợp trẻ dị ứng với hạt đậu phộng khá phổ biến, mẹ nên cẩn thận.
Nhung mon ma tre duoi 1 tuoi tuyet doi khong nen an-Hinh-10
Dâu tây: Những trái dâu ngọt ngào, giàu vitamin là lựa chọn hoàn hảo cho thực đơn của gia đình, tuy nhiên lại không phải của bé dưới 1 tuổi. Dâu không chỉ chứa nhiều axit ảnh hưởng lớn đến dạ dày và ruột của bé mà còn có thể gây kích ứng như nổi sảy. Ảnh: Internet. 

Video "Chế biến món ngon từ nấm đông cô". Nguồn: VTC.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.