Hẳn là đã có rất nhiều người đã từng mắc hội chứng bài hát cuối cùng sau khi nghe một bản nhạc trên radio và nhận ra, đột nhiên giai điệu lặp lại trong đầu chúng ta mà không thể thoát ra được. Vậy phải làm sao để có thể thoát khỏi những vòng lặp đó?
Các nhà nghiên cứu đại học Durham, Anh Quốc gợi ý rằng, việc những bản nhạc lặp lại trong đầu chúng ta có thể bởi những âm thanh du dương của nó.
Hội chứng bài hát cuối là khi chúng ta có những giai điệu lặp đi lặp lại trong đầu (Ảnh: Pexels) |
Theo Jukubowski, tác giả chính của nghiên cứu từ Bộ môn âm nhạc đại học Durham thì 90% chúng ta trải qua hội chứng này ít nhất một tuần một lần, có người có thể nhiều hơn nhưng nó chủ yếu xảy ra khi não chúng ta đang rảnh rỗi, chẳng hạn như lúc đang đi bộ hoặc làm việc nhà.
Kết quả của nghiên cứu này đã xác định ba yếu tố riêng biệt tạo nên hội chứng này, đó là về tốc độ nhịp điệu, cường độ của giai điệu và một vài khoảng thời gian riêng biệt.
Xét về nhịp điệu, hội chứng xảy ra khi nó có một nhịp điệu nhanh hơn nhịp điệu mà mọi người có thể bắt kịp.
Ví dụ như trong các nghiên cứu trước đây, các nhà nghiên cứu đã tìm ra, trong những bài hát sử dụng khi chạy bộ hay để tạo cảm hứng cho các vận động viên, các bài hát bắt đầu từ những nhịp điệu nhẹ nhàng sau đó tăng cường nhịp độ lên nhằm đẩy mạnh cảm hứng vận động, rồi kết thúc bằng những bài hát mang tính thư giãn.
Chính sự thay đổi về cường độ cũng có thể là tác nhân gây ra hội chứng này, khiến cho họ dường như hoàn toàn tập trung vào những gì mình đang làm và cảm thấy như là mình có thể làm việc liên tục như một cái máy không biết mệt mỏi.
Cường độ hay hình dạng của giai điệu cũng được xem như là tác nhân của hội chứng này. Những bài hát có cấu trúc đơn giản nhưng lại có chung một mẫu nhịp điệu, “Twinkle, Twinkle, Little Star” là một ví dụ khi nó có nhịp điệu tăng lúc tăng lên, lúc giảm xuống, lúc lại trở về ban đầu.
Chính giai điệu đơn giản này làm cho bài hát trở thành một hội chứng lặp đi lặp lại trong đầu. Để có được kết quả này, các nhà nghiên cứu đã phải tiến hành khảo sát tới 3000 người, họ so sánh các giai điệu, sự trùng lặp, tần suất chúng nằm trong bảng xếp hạng UK Music Charts.
Sau khi biết được nguyên nhân lý giải tại sao những giai điệu lại mắc kẹt trong đầu chúng ta, các nhà khoa học lại tiếp tục lý giải vậy làm thế nào để có thể loại bỏ nó.
Tạp chí Thử nghiệm Tâm lý hàng quý đã đưa ra báo cáo về một nghiên cứu năm 2015 rằng, việc nhai kẹo cao su là một giải pháp cho hội chứng này.
Trong một loạt các thí nghiệm, những người tham gia nhai kẹo cao su cho thấy, họ ít mắc phải hội chứng này hơn. Khi hàm của chúng ta hoạt động, khả năng tưởng tượng về âm nhạc sẽ suy giảm.