Giải đáp cách thức phi hành gia đi vệ sinh ngoài vũ trụ

Đi vệ sinh ngoài vũ trụ hóa ra lại là một vấn đề thách thức ngành công nghiệp vũ trụ.

Gemini 5 là tàu vũ trụ có hành trình dài thực sự đầu tiên của Mỹ. Vào tháng 8/1965, Gordon Cooper và Pete Conrad đã dành 8 ngày trong quỹ đạo thử nghiệm các vấn đề liên quan đến nhiên liệu của con tàu này để đảm bảo công nghệ có thể đáp ứng được với một chuyến bay tới Mặt Trăng. Trong suốt chuyến đi này, hai phi hành gia có tổng cộng 4 lần “đi nặng”. Lúc bấy giờ, trải nghiệm đi vệ sinh trong vũ trụ thực sự… không có tốt đẹp.

Xử lý chất thải không phải là một vấn đề được quan tâm trọng yếu khi kỉ nguyên chinh phục không gian bắt đầu. Mãi cho đến khi tàu Redstone bay vào không gian và ngày 5/5/1961, phi hành gia Al Shepard đã phải tè ra quần. Hành trình này theo đó được lên kế hoạch chỉ kéo dài 15 phút, vì vậy, tất cả mọi người đều mặc định các vấn đề liên quan đến vệ sinh đều không cần thế.

Phi hành gia Al Shepard trong bộ đồ Freedom 7.
 Phi hành gia Al Shepard trong bộ đồ Freedom 7.

Thế nhưng có một điều dường như NASA đã quên là Al Shepard đã bị nhốt trong bộ đồ phi hành gia Freedom 7 của mình trong nhiều giờ trước chuyến bay. Không có “hệ thống vệ sinh” nào bên trong bộ đồ và không có cách nào để anh chui ra khỏi bộ đồ phi hành gia mà không mất thời gian, Shepard đã buộc phải tè trong bộ đồ của mình. Chất thải tồn tại cho đến khi hệ thống làm mát làm nó bay hơi.

Sau Freedom 7, hệ thống “tiếp nhận nước tiểu” bắt đầu được cải thiện. Theo đó, phi hành gia có thể sử dụng một chiếc túi đơn giản để đựng chất thải. Là chất lỏng nên nó có thể dễ dàng được vứt bỏ ở bên cạnh của tàu vũ trụ. Thế nhưng chất thải “đi nặng” lại là một vấn đề khác.

Hành trình Gemini là hành trình dài đầu tiên mà các phi hành gia có thể phát sinh nhu cầu “đi nặng” mặc dù chế độ ăn đã được thiết kế để giảm số đa số lần “đi nặng”. Một thiết bị chứa chất thải “đi nặng” là cách giải quyết cho vấn đề này. Nó là một chiếc túi hình trụ có chiều dài cỡ 20 cm, mở một đầu có chất dính. Chiếc túi này có một bộ phận lau và chứa chất khử vi khuẩn và trung hòa mùi. Không thể vứt bỏ chất thải cứng, các phi hành gia phải giữ chiếc túi này trong suốt hành trình.

Dụng cụ hỗ trợ “đi nặng” trên tàu Apollo.
 Dụng cụ hỗ trợ “đi nặng” trên tàu Apollo.

Việc “đi nặng” ngoài không gian cũng khó ở chỗ trọng lực khiến việc tách chất thải ra khỏi người “tạo ra” chất thải này không hề dễ. Theo đó, ngoài không gian, mọi thứ đều rơi ở một tốc độ như nhau. Vì thế, thay vì tách ra khỏi cơ thể dễ dàng như trên Trái đất, chất thải khi đi nặng ngoài vũ trụ không thể làm điều này. Vì thế, chiếc túi chứa chất thải nói trên còn có một dụng cụ cho phép các nhà du hành tách chất thải ra khỏi cơ thể một cách thủ công.

Chưa dừng lại ở đây, với không gian chật chội trong những con tàu vũ trụ, việc “đi nặng” cũng là một vấn đề nan giải khi chẳng có bất kì một sự riêng tư nào. Trên tàu Apollo, phi hành gia cần “đi nặng” sẽ đứng vào một góc trong khi những người còn lại đứng ra xa nhất có thể. Việc “đi nặng” đòi hỏi việc khỏa thân hoàn toàn bởi sự khan hiếm về nước khiến việc đồ dính chất thải là một bất tiện lớn. Tất tần tật quá trình “đi nặng” vì thế có thể kéo dài một giờ đồng hồ.

Chiếc bỉm đặc biệt của phi hành gia.
 Chiếc bỉm đặc biệt của phi hành gia.

Cũng có nhiều hành trình việc cởi bỏ bộ đồ phi hành gia là không thể, các phi hành gia sẽ có một chiếc “bỉm” đặc biệt để giải quyết các nhu cầu đặc biệt. Dù vậy, các phi hành gia được cho là luôn muốn hạn chế điều này nhiều nhất có thể.

Giờ thì bạn đã thấy chỉ riêng việc đi vệ sinh trong vũ trụ cũng “khổ” như thế nào rồi phải không?

Kiểu chụp ảnh tự sướng chẳng giống ai của phi hành gia

(Kiến Thức) - Ngồi uống trà chụp ảnh tự sướng ở độ cao 200km so với mực nước biển, ngoài những phi hành gia ra thì mấy ai có được trải nghiệm thú vị này.

Kieu chup anh tu suong chang giong ai cua phi hanh gia
 "Không phải mây, những xoắn ốc kia chính là mặt nước biển Thái Bình Dương phản chiếu lại ánh nắng mặt trời". Những phi hành gia trên trạm vũ trụ ISS luôn có những bức ảnh tự sướng lạ lẫm như vậy. Ảnh: Bored.
Kieu chup anh tu suong chang giong ai cua phi hanh gia-Hinh-2
"Ngay cả trong những giấc mơ điên rồ nhất tôi cũng không tưởng tượng được ra cảnh này". Hình ảnh cực quang khi Trạm Vũ trụ Quốc tế bay qua Bắc Cực. Ảnh: Bored.

NASA công bố tên năm phi hành gia sắp bay vào không gian

(Kiến Thức) - Năm phi hành gia mới vừa được NASA công bố lần lượt sẽ tham gia các chuyến bay hành trình khám phá vũ trụ trong tương lai.

Theo đó, NASA vừa thông tin rằng họ đã chọn ra năm phi hành gia lần lượt thực hiện các sứ mệnh không gian trong thời gian tới.
Những cái tên được công bố bao gồm: Joe Acaba, Ricky Arnold, Nick Hague, Serena Aunon-Chancellor và Shannon Walker. Đây chủ yếu là các phi hành gia đến từ NASA, ESA, JAXA và Russian Roscosmos.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.