Giác quan thứ 6 của con người nằm ở đâu?

Ngoài 5 giác quan cơ bản, Tiến sĩ thần kinh học Lisa Feldman Barrett cho rằng con người còn có một giác quan khác, đó chính là sự thu thập thông tin của não bộ.

Trong bài viết trên Science Focus, Tiến sĩ Barrett giải thích 5 giác quan của con người bao gồm thị giác, thính giác, xúc giác, khứu giác, và vị giác. Chúng được gọi là giác quan "mở rộng" vì chúng mang lại thông tin về thế giới bên ngoài.

Giac quan thu 6 cua con nguoi nam o dau?

Nhà thần kinh học Lisa Feldman Barrett hiện là Giáo sư tại Đại học Northeastern. Ảnh: Business Insider.

Tuy nhiên, cơ thể chúng ta cũng có các cơ quan thụ cảm đối với các sự kiện xảy ra bên trong, chẳng hạn như tim đập, phổi giãn nở, dạ dày kêu cùng nhiều chuyển động khác mà ta hoàn toàn không biết. Chúng được nhóm lại với nhau theo một giác quan khác, được gọi là sự tương tác.

Ngoài ra, một số thụ thể của con người được sử dụng cho nhiều hơn một giác quan. Ví dụ, võng mạc là cổng cho các sóng ánh sáng chúng ta cần để nhìn thấy, nhưng ta không biết rằng một số tế bào võng mạc đưa thông báo đến não để ta nhận thức được đó là ban ngày hay ban đêm. Chính cảm giác ngày và đêm này là cơ sở cho nhịp sinh học ảnh hưởng đến sự trao đổi chất và chu kỳ ngủ hoặc thức của ta.

Ngay cả thị giác cũng có sự tương tác với những giác quan tách biệt khác. Nói một cách ngắn gọn, những gì ta nhìn thấy và cách ta nhìn thấy liên quan đến việc não bộ theo dõi nhịp tim của chúng ta, đây cũng là một phần của sự tương tác.

Trong những khoảnh khắc như tim co bóp và đẩy máu ra động mạch, não của ta cũng sẽ tiếp nhận ít những thông tin về hình ảnh hơn.

Trên thực tế, bộ não của chúng ta tạo ra mọi thứ ta nhìn, nghe, ngửi, nếm và cảm nhận. Ví dụ, sóng ánh sáng không chỉ đi vào mắt mà nó sẽ truyền đến não dưới dạng tín hiệu điện, và sau đó chúng ta sẽ tiếp nhận hình ảnh đó.

Bộ não thực sự dự đoán được những gì ta có thể nhìn thấy trước khi ta nhìn thấy nó. Điều này có nghĩa là não bộ sẽ kết hợp các dự đoán cùng với dữ liệu đến từ võng mạc để xây dựng những trải nghiệm hình ảnh cho ta về thế giới xung quanh.

Tương tự, khi chúng ta đặt ngón tay lên cổ tay để cảm nhận mạch, ta đang cảm nhận được cấu trúc dựa trên dự đoán của não và dữ liệu cảm nhận thực tế. Tóm lại, con người không hẳn trải nghiệm những cảm giác dựa trên các giác quan, mà ta trải nghiệm chúng bằng não bộ của mình.

Giác quan thứ 6 của loài vật

Nhện có một cơ quan cảm nhận cơ học đặc biệt. Cơ quan này cho phép chúng cảm nhận được sức căng cơ học trên xương. Cũng nhờ giác quan thứ 6 này mà loài nhện có thể đánh giá được kích thước, cân nặng và thậm chí là dạng con mồi đã rơi vào bẫy của chúng, sự khác biệt trong chuyển động của côn trùng và của gió
 Nhện có một cơ quan cảm nhận cơ học đặc biệt. Cơ quan này cho phép chúng cảm nhận được sức căng cơ học trên xương. Cũng nhờ giác quan thứ 6 này mà loài nhện có thể đánh giá được kích thước, cân nặng và thậm chí là dạng con mồi đã rơi vào bẫy của chúng, sự khác biệt trong chuyển động của côn trùng và của gió

Sứa hình lược có một cơ quan cảm thụ cân bằng được “chuyên môn hóa”, cho phép chúng định hướng trong những dòng chảy của đại dương. Do không có hệ thần kinh trung ương, chúng sử dụng cơ quan này để phối hợp với sự chuyển động của lông mao để lấy thức ăn vào cơ thể.
 Sứa hình lược có một cơ quan cảm thụ cân bằng được “chuyên môn hóa”, cho phép chúng định hướng trong những dòng chảy của đại dương. Do không có hệ thần kinh trung ương, chúng sử dụng cơ quan này để phối hợp với sự chuyển  động của lông mao để lấy thức ăn vào cơ thể.

Rắn viper được nhận diện bằng đôi hốc sâu nằm giữa lỗ mũi và mắt. Đây chính là cơ quan cảm nhận nhiệt độ, cho phép rắn nhìn thấy con mồi trong bóng đêm bằng tia hồng ngoại. Giác quan này nhạy cảm tới mức rắn có thể đánh giá chính xác khoảng cách và kích thước con mồi, dù các cơ quan khác không có tác dụng.
 Rắn viper được nhận diện bằng đôi hốc sâu nằm giữa lỗ mũi và mắt. Đây chính là cơ quan cảm nhận nhiệt độ, cho phép rắn nhìn thấy con mồi trong bóng đêm bằng tia hồng ngoại. Giác quan này nhạy cảm tới mức rắn có thể đánh giá chính xác khoảng cách và kích thước con mồi, dù các cơ quan khác không có tác dụng.

Chim bồ câu là một trong những loài có khả năng định dạng từ trường Trái đất tốt nhất trong số các loài chim. Điều này có được là nhờ cơ quan cảm thụ từ trường, gồm những cấu trúc cứng trên mỏ, được sắp xếp theo dạng không gian 3 chiều.
 Chim bồ câu là một trong những loài có khả năng định dạng từ trường Trái đất tốt nhất trong số các loài chim. Điều này có được là nhờ cơ quan cảm thụ từ trường, gồm những cấu trúc cứng trên mỏ, được sắp xếp theo dạng không gian 3 chiều.

Cá heo thì lại có giác quan thứ 6 về cảm nhận tiếng vọng. Do âm thanh truyền dưới nước tốt hơn trong không khí nên cá heo có khả năng tạo ra một hình ảnh ba chiều của môi trường xung quanh hoàn toàn dựa trên các sóng âm thanh, giống như một thiết bị sonar.
 Cá heo thì lại có giác quan thứ 6 về cảm nhận tiếng vọng. Do âm thanh truyền dưới nước tốt hơn trong không khí nên cá heo có khả năng tạo ra một hình ảnh ba chiều của môi trường xung quanh hoàn toàn dựa trên các sóng âm thanh, giống như một thiết bị sonar.

Cá mập lại có khả năng cảm nhận điện cực tốt. Thực tế chiếc đầu hình búa là một hình dáng phù hợp cho khả năng cảm nhận điện của cá mập. Nước muối là môi trường dẫn điện cực tốt nên cá mập, nhờ giác quan này có thể dễ dàng truy lùng được con mồi.
 Cá mập lại có khả năng cảm nhận điện cực tốt. Thực tế chiếc đầu hình búa là một hình dáng phù hợp cho khả năng cảm nhận điện của cá mập. Nước muối là môi trường dẫn điện cực tốt nên cá mập, nhờ giác quan này có thể dễ dàng truy lùng được con mồi.

Cá hồi có thể tìm về đẻ trứng tại đúng dòng sông mà chúng được sinh ra, bất chấp việc phải đi cả một quãng đường cực xa. Tuy vẫn còn là điều bí ẩn, nhưng nhiều nhà khoa học cho rằng cá hồi có thể chứa trong cơ thể mình những khoáng chất sắt từ để cảm nhận được từ trường của Trái đất. Chúng cũng có thể cảm nhận được sự khác biệt giữa mùi của dòng sông nơi nó sinh ra và những dòng sông khác.
 Cá hồi có thể tìm về đẻ trứng tại đúng dòng sông mà chúng được sinh ra, bất chấp việc phải đi cả một quãng đường cực xa. Tuy vẫn còn là điều bí ẩn, nhưng nhiều nhà khoa học cho rằng cá hồi có thể chứa trong cơ thể mình những khoáng chất sắt từ để cảm nhận được từ trường của Trái đất. Chúng cũng có thể cảm nhận được sự khác biệt giữa mùi của dòng sông nơi nó sinh ra và những dòng sông khác.

Cá thời tiết có một khả năng cảm nhận sự thay đổi áp lực một cách tuyệt vời. Chúng sử dụng giác quan này để theo dõi sự nổi và điều chỉnh bong bóng. Giác quan này cho phép cá “dự đoán” được thời tiết.
 Cá thời tiết có một khả năng cảm nhận sự thay đổi áp lực một cách tuyệt vời. Chúng sử dụng giác quan này để theo dõi sự nổi và điều chỉnh bong bóng. Giác quan này cho phép cá “dự đoán” được thời tiết.

Thú mỏ vịt cũng có cơ quan cảm thụ điện như của cá mập. Chúng sử dụng cơ quan dưới da trên mỏ này để tìm trường điện, được phát ra khi con mồi của chúng co cơ lại. Thú mỏ vịt chuyển động từ bên nọ sang bên kia nhằm tăng cường giác quan này.
 Thú mỏ vịt cũng có cơ quan cảm thụ điện như của cá mập. Chúng sử dụng cơ quan dưới da trên mỏ này để tìm trường điện, được phát ra khi con mồi của chúng co cơ lại. Thú mỏ vịt chuyển động từ bên nọ sang bên kia nhằm tăng cường giác quan này.

Rùa biển cũng giống cá hồi, rất thích quay trở về làm tổ tại bãi biển mình được sinh ra. Làm được điều này, rùa biển cũng sở hữu cơ quan cảm thụ từ trường Trái đất.
 Rùa biển cũng giống cá hồi, rất thích quay trở về làm tổ tại bãi biển mình được sinh ra. Làm được điều này, rùa biển cũng sở hữu cơ quan cảm thụ từ trường Trái đất.

Hé lộ nguyên nhân trận động đất ở Trung Quốc

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.