ESA công bố những hình ảnh tuyệt đẹp của Sao Hải Vương

Ngày 21/9, tại Đại hội Du hành vũ trụ Quốc tế ở Paris, Cơ quan Vũ trụ Châu Âu (ESA) đã công bố nhiều hình ảnh của Sao Hải Vương được chụp bởi kính thiên văn mạnh nhất hiện nay James Webb hồi vào tháng Bảy vừa qua.

ESA cong bo nhung hinh anh tuyet dep cua Sao Hai Vuong

Sao Hải Vương qua ảnh chụp từ tàu thám hiểm Voyager 2, kính viễn vọng Hubble và kính viễn vọng James Webb (từ trái sang)

Sao Hải Vương, là một hành tinh lạnh giá, chưa được khám phá và cách xa Mặt trời nhất (sao Hải Vương ở xa Mặt trời hơn 30 lần so với Trái đất). Nếu như các kính viễn vọng trước đây chụp hành tinh này rất mờ nhạt, thì lần đầu tiên, Kính viễn vọng James Webb đã chụp được hành tinh này rất sáng và thấy rõ cả vầng hào quang. Đây là những hình ảnh mới về hành tinh này kể từ năm 1989 đến nay.

Kính viễn vọng Không gian James Webb đã sử dụng ánh sáng hồng ngoại mà mắt người không thể nhìn thấy để chụp được những hình ảnh độc đáo này.

Sao Hải Vương không có màu xanh lam mờ nhạt như các bức ảnh chụp trước kia mà sáng rõ như ánh hào quang qua ảnh chụp của kính viễn vọng James Webb.

Hành tinh này rất tối và thường phát sáng và có thể nhìn thấy những đám mây băng mêtan ở độ cao lớn của nó. Độ sáng về phía xích đạo của hành tinh này “có thể là dấu hiệu trực quan của hoàn lưu khí quyển toàn cầu cung cấp năng lượng cho gió và bão của Sao Hải Vương”, theo ESA.

Trong những hình ảnh mới công bố từ Kính viễn vọng James Webb, chúng ta có thể nhìn thấy rõ Triton, một vật thể ở vành đai Kuiper mà lực hấp dẫn của Sao Hải Vương đã gây ra. Vành đai Kuiper nằm ngay bên ngoài quỹ đạo của Sao Hải Vương và bao gồm các thiên thể băng giá như Sao Diêm Vương. Theo ESA, Triton xuất hiện sáng hơn nhiều so với Sao Hải Vương vì nó phản chiếu khoảng 70% ánh sáng Mặt Trời.

Một hình ảnh Camera hồng ngoại gần khác từ một góc rộng hơn cho thấy Sao Hải Vương ở trung tâm bị ảnh hưởng bởi hàng trăm thiên hà.

Sau khi được phóng lần đầu tiên vào Giáng sinh năm 2021, Kính viễn vọng Không gian James Webb bắt đầu các hoạt động quan sát khoa học đầu tiên vào tháng Bảy năm nay.

Vì sao Hải "Bánh" chỉ phải chấp hành án 22 năm?

ếu cải tạo tốt, người bị tuyên án chung thân sẽ được xét giảm xuống thành án có thời hạn nhưng vẫn phải đảm bảo thời gian thi hành án thực tế ít nhất là 20 năm.

Ngày 27/1, Nguyễn Tuấn Hải (Hải "Bánh", 55 tuổi, quê Hà Nội) được tha tù trước thời hạn. Trước đó, ông phải chấp hành án tại Trạm giam Xuân Lộc (tỉnh Đồng Nai) sau khi bị TAND TP.HCM tuyên án chung thân về tội Giết người do liên quan tới cái chết của Vũ Thị Hoàng Dung (tức bà trùm Dung Hà).

Sau 22 năm thi hành án, người đàn ông này đã được tha tù.

Xác định "dấu hiệu hấp dẫn" của sinh vật sống ngoài hành tinh

Nếu một hành tinh đá có dấu hiệu bền vững của mê-tan trong bầu khí quyển, đó phải là nơi sinh vật ngoài hành tinh ngự trị, các nhà khoa học Mỹ khẳng định.

Nghiên cứu mới, vừa đăng tải trên Proceedings of the National Academy of Science, khẳng định rằng nguồn mê-tan phi sinh học sẽ không bao giờ đủ để duy trì lượng mê-tan ổn định trong bầu khí quyển của một hành tinh đá như Trái Đất.

Để đi đến kết luận trên, nhóm nghiên cứu dẫn đầu bởi nhà vật lý thiên văn Maggie Thompson từ Đại học California ở Santa Cruz đã xem xét các nguồn mê-tan phi sinh học và đánh giá tiềm năng của chúng trong việc duy trì bầu khí quyển nhiều mê-tan: núi lửa, hệ thống thủy nhiệt, các đới hút chìm kiến tạo, các tác động của sao chổi và tiểu hành tinh...

Xac dinh

Các nguồn mê-tan phi sinh học - Ảnh: Elena Hartley

Theo SciTech Daily, kết quả cho thấy dù các hiện tượng tự nhiên có thể giải phóng tức thời một lượng mê-tan vừa đủ, nhưng mê-tan vốn quá dễ bị phá hủy bởi các hiện tượng quang hóa, nên sẽ không duy trì lâu.

Để có một bầu khí quyển giàu mê-tan, một hành tinh đá giống Trái Đất sẽ cần đến một nguồn cung ổn định và dồi dào hơn: hoạt động sống của sinh vật.

Ngoài ra, một bầu khí quyển của thế giới có sự sống sẽ có tỉ lệ mê-tan trong không khí nhiều hơn hẳn một bầu khí quyển vừa được bơm mê-tan từ những sự kiện phi sinh học. Bởi các sự kiện phi sinh học không chỉ tạo ra mê-tan, như núi lửa sẽ khiến không gian cùng lúc ngập đầy mê-tan lẫn carbon monoxide chết chóc.

Ở một thế giới có sự sống, tức đồng thời có oxy, carbon monoxide sẽ được giải quyết một phần bởi chính các sinh vật sống, một phần bị oxy hóa và trở thành carbon dioxide.

Do đó, các tác giả để xuất một bầu khí quyển ngoài hành tinh phù hợp với sự sống sẽ phải có mê-tan, và càng chắc chắn hơn nếu có dấu hiệu của carbon dioxide, mê-tan nhiều hơn carbon monoxide và dấu hiệu của nước.

Sở dĩ các nhà khoa học nhắm tới mê-tan để nghiên cứu vì đó sẽ là một dạng dấu hiệu sinh học mà Kính viễn vọng không gian James Webb (vừa được NASA phóng lên) có thể tìm thấy dễ dàng; trong khi nó sẽ khó lòng phát hiện dấu hiệu của oxy.

Do đó, mê-tan sẽ là chiếc "kim chỉ nam" hữu hiệu và đầy hấp dẫn cho các nhiệm vụ săn tìm sự sống ngoài hành tinh trong tương lai.

Dự kiến cuối năm nay, James Webb sẽ bắt đầu sứ mệnh quan sát bầu khí quyển của các thế giới giống Trái Đất để săn tìm sự sống ngoài hành tinh.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.