Dùng paracetamol và ibuprofen cùng lúc có hại sức khỏe?

Nếu bạn đang khó chịu vì những cơn đau, đôi khi chỉ dùng thuốc giảm đau paracetamol thì không đủ. Nhiều người thắc mắc, liệu có thể dùng cùng lúc paracetamol và ibuprofen hay không?

The Sun đưa tin, những cơn đau đầu, đau khắp người hay sốt khiến bạn phải dùng đến thuốc. Nhiều người thắc mắc liệu có thể kết hợp các loại thuốc giảm đau khác nhau hay không?
Theo Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh (NHS), nếu bạn từ 16 tuổi trở lên, việc uống paracetamol và ibuprofen cùng lúc là an toàn. Tuy vậy, tốt nhất bạn nên hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi dùng. 
Dung paracetamol va ibuprofen cung luc co hai suc khoe?
Ảnh minh họa: Getty.  
Bạn có thể chọn hoặc uống hai thuốc này cùng lúc hoặc cách một khoảng thời gian. Ngoài ra, cũng có loại thuốc không kê đơn chứa cả thành phần paracetamol và ibuprofen, do vậy, bạn không cần phải uống hai loại riêng.
Điểm khác nhau giữa paracetamol và ibuprofen
Điểm khác biệt chính giữa hai loại thuốc này đó là ibuprofen có hiệu quả chống viêm, còn paracetamol thì không.
Hai loại thuốc này có thể uống sau mỗi 4 giờ để giảm đau, hạ sốt. Tuy nhiên, ibuprofen hiệu quả hơn trong việc giảm viêm, được xếp vào nhóm thuốc chống viêm không steroid (NSAID).
Tình trạng viêm xảy ra vì nhiều lý do, có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng hoặc là phản ứng của cơ thể trước tổn thương. Thuốc có thể được sử dụng để giảm đau khớp, đau bụng kinh, đau lưng và đau răng, giảm sưng do bong gân hoặc căng cơ.
Ngoài ra, điểm khác biệt chính giữa hai loại thuốc này đó là tuyệt đối không nên uống ibuprofen khi bụng đói vì có thể gây kích ứng niêm mạc, gây loét hoặc chảy máu. Ibuprofen có hiệu quả nhất khi uống trong hoặc sau bữa ăn.
Trong khi đó, paracetamol uống trước hay sau ăn đều được, thường có thể dùng an toàn với các loại thuốc khác. 
Ai không nên uống thuốc giảm đau? 
Một số đối tượng không nên uống ibuprofen, bao gồm:
- Người từng phản ứng dị ứng với ibuprofen hay các loại thuốc khác trong quá khứ
- Người có các triệu chứng dị ứng như thở khò khè, chảy nước mũi sau khi uống aspirin hoặc các thuốc NSAID khác
- Người đang cố gắng có thai hoặc đang mang thai
- Người bị huyết áp cao không kiểm soát
>>> Mời độc giả xem thêm video: WHO khuyến cáo về thuốc chữa sốt rét trong điều trị COVID-19

Mất bao lâu để thuốc giảm đau Paracetamol phát huy tác dụng?

Thuốc giảm đau không kê đơn hiệu quả với hầu hết những cơn đau phổ biến, từ đau đầu cho tới đau bụng kinh. Vậy, mất bao lâu để thuốc giảm đau Paracetamol phát huy tác dụng?

Theo The Sun, Cơ quan Y tế Anh cho biết, khi bạn uống liều tiêu chuẩn, Paracetamol có thể mất một giờ, hoặc ít nhất là nửa tiếng, để phát huy hiệu quả.
Hiệu quả giảm đau của thuốc có thể kéo dài nhiều giờ, tốt nhất là sau khoảng 2 tiếng uống thuốc. Một liều bình thường là 1 đến 2 viên 500 mg.

Loại thuốc giảm đau phổ biến làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim?

Một nghiên cứu ở Anh cho thấy, những người dùng thuốc giảm đau này có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao hơn do chứa hàm lượng natri cao.

The Express đưa tin, nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Tim mạch Châu Âu đã xem xét hồ sơ sức khỏe của gần 300.000 người Anh và nhận thấy rằng những người dùng paracetamol dạng hòa tan này thực sự có nguy cơ mắc bệnh tim cao hơn và tử vong sớm hơn so với những người dùng paracetamol không có natri.
Được biết, loại paracetamol mà người tham gia nghiên cứu uống chứa từ 390 đến 400 miligram natri bicarbonat mỗi viên.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.