Dùng kháng sinh có ảnh hưởng đến thai không?

(Kiến Thức) - Nếu sau khi dùng kháng sinh mà chị của bạn phát hiện có thai thì cần bình tĩnh, đi khám, xét nghiệm bởi bác sĩ chuyên khoa sản một cách cẩn thận. 

Hỏi: Chị tôi bị u ở vú. Đi khám xác định là u nang. Gần đây, u nang này mọc thành từng chùm, gây khó chịu, bác sĩ chỉ định phải chọc hút. Chọc hút xong phải dùng kháng sinh vì sợ nhiễm trùng. Nhưng sau đó chị tôi lại chậm kinh vài ngày, nghi có thai. Xin hỏi, nếu vài ngày nữa vẫn chậm kinh, thử có thai thì có làm sao không? Việc dùng kháng sinh sau quá trình chọc hút u nang có ảnh hưởng đến thai không? - Nguyễn Hồng Diễm (Ý Yên, Nam Định).
Ảnh minh họa.
 Ảnh minh họa.
GS Nguyễn Ngọc Kha, nguyên Trưởng khoa Ngoại, Bệnh viện K: Đúng ra, trước khi chọc hút, chị của bạn nên kiểm tra chắc chắn để khẳng định là không có thai, hoặc có biện pháp phòng tránh để đỡ thấp thỏm lo có thai khi đã dùng kháng sinh. Nếu sau khi dùng kháng sinh mà chị của bạn phát hiện có thai thì cần bình tĩnh, đi khám, xét nghiệm bởi bác sĩ chuyên khoa sản một cách cẩn thận. 
Thực ra, kháng sinh không gây nguy hiểm trong đa số trường hợp có thai. Vì vậy, việc bạn và chị của bạn lo lắng là hơi thái quá. Mọi quyết định liên quan đến em bé (nếu chị bạn lỡ có thai thời gian này) cần trên cơ sở thăm khám trực tiếp bởi bác sĩ chuyên khoa.

Mang thai sớm sau sinh mổ có nguy hiểm?

(Kiến Thức) -  Với kỹ thuật mổ ngang đoạn dưới lấy thai như hiện tại, các chuyên gia khuyến cáo người phụ nữ có thể mang thai lại sớm hơn so với trước đây.

Hỏi: Tôi sinh mổ được 9 tháng thì dính bầu được hơn 5 tuần. Tôi rất muốn giữ để dưỡng thai nhưng không biết sẽ ảnh hưởng tới mẹ và thai nhi như thế nào? Xin bác sĩ tư vấn giúp nếu tôi làm như vậy liệu có ảnh hưởng đến cháu bé 9 tháng tuổi? - Nguyễn Bảo Lan (quận 2, TPHCM).
Ảnh minh họa.
 Ảnh minh họa.

Tiểu đường típ 1 có được mang thai?

(Kiến Thức) - Khi đã điều trị ổn định các bệnh nội khoa và được bác sĩ chuyên khoa báo có thể mang thai, em nên thoải mái tinh thần để có thai.

Hỏi: Em đang bị tiểu đường típ 1, đã bị thai lưu do tiểu đường thai kỳ. Em đang điều trị, hiện tại đường huyết em đã ở mức ổn định. Xin bác sĩ tư vấn giúp cách có thể kiểm soát chế độ ăn không làm tăng đường huyết khi mang thai mà vẫn đảm bảo dinh dưỡng cho mẹ và trẻ? - Huỳnh Thùy Trang (quận 1, TPHCM).
Ảnh minh họa.
 Ảnh minh họa.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.