Đổi ngay mật khẩu Facebook nếu từng cài những ứng dụng Việt này

Theo báo cáo mới từ đội bảo mật Trend Micro và Avast, có 53 ứng dụng của nhóm hacker nghi ngờ tới từ Việt Nam dùng để đánh cắp thông tin người dùng Facebook.

Khi nhận được báo cáo trên, Google đã xóa 53 ứng dụng khỏi Google Play. Những ứng dụng này phát tán một loại phần mềm độc hại trên Android có tên là GhostTeam. Nó dùng để đánh cắp thông tin trên Facebook của người dùng.

GhostTeam được phát hiện đội bảo mật di động của Avast và Trend Micro, chuyên gia cho biết phần mềm độc hại đã hoạt động trên Play Store từ tháng 4/2017 nhưng họ chỉ mới phát hiện và báo cáo Google.

Sử dụng ứng dụng an toàn để hack

Cách hoạt động của GhostTeam không quá mới. Thực chất những ứng dụng này chỉ tiếp tay cho mã độc thật sự. Người dùng sẽ cài đặt những ứng dụng an toàn được cung cấp bởi nhóm hacker này và cung cấp những quyền truy cập chính đáng. Sau đó chúng sẽ kết nối với một máy chủ từ xa và tải về những mã độc

Những ứng dụng này khá đơn giản, giải quyết nhu cầu cơ bản của người dùng.
 Những ứng dụng này khá đơn giản, giải quyết nhu cầu cơ bản của người dùng.

Tiếp đến kẻ tấn công sẽ sử dụng những cảnh báo bảo mật giả mạo, thông báo là máy người dùng đã bị hack, cần cài ứng dụng quét virus. Sau khi cài đặt ứng dụng thứ hai này chúng sẽ giành quyền quản trị thiết bị của người dùng.

Khi ứng dụng thứ hai nhận quyền truy cập cấp quản trị, GhostTeam sẽ hiển thị quảng cáo để kiếm tiền trên điện thoại của người dùng.

Không chỉ có quảng cáo

Bên cạnh việc hiển thị quảng cáo, các chuyên gia còn phát hiện GhostTeam ăn cắp thông tin Facebook của người dùng. Nó đánh cắp dữ liệu đăng nhập ngay trên ứng dụng Facebook của người dùng.

Danh sách các ứng dụng độc hại của GhostTeam do Trend Micro cung cấp.
 Danh sách các ứng dụng độc hại của GhostTeam do Trend Micro cung cấp.

Khi phát hiện người dùng mở Facebook, hacker sẽ mở ra trang đăng nhập Facebook bằng trình duyệt ngay trên ứng dụng độc hại. Đây là trình duyệt di động mà các nhà phát triển có thể nhúng bên trong các ứng dụng của họ và có toàn quyền kiểm soát. Đồng thời nó cũng tải mã JavaScript độc và thu thập thông tin đăng nhập Facebook của người dùng. Dữ liệu này được gửi đến một máy chủ từ xa của kẻ tấn công.

Bởi vì các hoạt động đăng nhập diễn ra trên trang đăng nhập Facebook thật và nằm bên trong một thành phần Android hợp pháp, các sản phẩm bảo mật di động không thể phát hiện phương pháp thu thập thông tin này.

GhostTeam có thể đến từ Việt Nam

Cả Avast và Trend Micro cho rằng tất cả các ứng dụng độc hại trên đều do một nhóm hacker nguy hiểm tại Việt Nam thực hiện. Các ứng dụng đều sử dụng tiếng Việt làm ngôn ngữ mặc định. Ngoài ra hacker cũng cung cấp phiên bản tiếng Anh cho người dùng không phải là người Việt Nam. Dòng mô tả trên Play Store của họ cũng bằng tiếng Việt và đặc biệt họ giao tiếp với các máy chủ lệnh và kiểm soát được lưu trữ trên các IP đến từ Việt Nam.

Tuy nhiên, Việt Nam chỉ chiếm 10% trong số các thiết bị ảnh hưởng. Ấn Độ, Indonesia và Brazil là ba nước chịu ảnh hưởng nhiều nhất bởi GhostTeam.

Được cho là thực hiện bởi nhóm hacker Việt Nam nhưng Ấn độ, Indonesia và Brazil mới là những nước bị ảnh hưởng nhiều nhất. Ảnh: Bleepingcomputer.
 Được cho là thực hiện bởi nhóm hacker Việt Nam nhưng Ấn độ, Indonesia và Brazil mới là những nước bị ảnh hưởng nhiều nhất. Ảnh: Bleepingcomputer.
Ngay cả khi Google gỡ bỏ hoàn toàn các ứng dụng trên thì các ứng dụng độc hại vẫn có thể hoạt động trên điện thoại của người dùng. Trend Micro đã phát hành một danh sách với tên của tất cả các ứng dụng độc hại. Hầu hết ứng dụng đều rất đơn giản như đèn pin, máy quét mã QR, ứng dụng la bàn, ứng dụng tối ưu hóa thiết bị, làm sạch thiết bị và lịch vạn niên. Nếu phát hiện mình đã cài bất kỳ ứng dụng nào trong danh sách trên. Người dùng cần ngay lập tức thay đổi mật khẩu Facebook và bật xác thực hai yếu tố. Hai công ty an ninh trên tin rằng hacker đã sử dụng GhostTeam để kiếm tiền thông qua quảng cáo mà họ đẩy vào thiết bị của người dùng và sử dụng tài khoản Facebook của họ để chia sẻ những bài quảng cáo trên mạng xã hội.

Lãnh đạo Hà Nội không được cài game vào máy tính bảng

Để tránh virus, mã độc, UBND TP Hà Nội vừa yêu cầu cán bộ không cài trò chơi điện tử vào máy tính bảng do TP trang bị.

UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 2020/QĐ-UBND về quy chế quản lý, sử dụng máy tính bảng trong công tác chỉ đạo, điều hành của thành phố Hà Nội.

Bộ Công an nói về mã độc tống tiền WannaCry

Mã độc tống tiền WannaCry là một trong nhiều nhiệm vụ trong thời gian tới của lực lượng công an.

Theo thông tin trên Cổng thông tin điện tử Bộ Công an, ngày 18/5, Bộ Công an đã tổ chức họp giao ban để đánh giá tình hình, kết quả công tác tháng 5, triển khai nhiệm vụ trọng tâm tháng 6/2017. Nói về một số nhiệm vụ trong thời gian tới, thượng tướng Tô Lâm - Bộ trưởng Bộ Công an có yêu cầu công an các đơn vị, địa phương tăng cường các biện pháp bảo đảm an ninh mạng; chủ động phòng ngừa, khắc phục thiệt hại do hoạt động của mã độc tống tiền WannaCry; tập trung đấu tranh với các đối tượng lợi dụng không gian mạng để hoạt động chống phá Đảng, Nhà nước.
Bo Cong an noi ve ma doc tong tien WannaCry
Thượng tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng ủy Công an Trung ương, Bộ trưởng Bộ Công an chủ trì cuộc họp. 

WannaCry là một dạng mã độc mã hóa dữ liệu đòi tiền chuộc được xếp vào mức nguy hiểm cao. Theo truyền thông quốc tế, chỉ sau 3 ngày cao điểm lây lan, WannaCry đã gây nhiễm độc hơn 300.000 máy tính tại 150 quốc gia. Thống kê không chính thức, nhiều đơn vị đã trả tiền chuộc cho bọn tin tặc với tổng số tiền hàng chục đến hàng trăm ngàn USD, nhưng không rõ liệu có đơn vị nào lấy lại được dữ liệu hay không. Tại Việt Nam, nhiều cá nhân, công ty cũng đã báo cáo "dính" mã độc này.

Cũng tại buổi họp, Bộ trưởng Bộ Công an cũng đề nghị các cơ quan thông tấn, báo chí trong CAND phối hợp với các cơ quan thông tin truyền thông, các bộ, ngành chức năng chủ động thông tin chính thống kịp thời, kết hợp tuyên truyền các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước tạo sự đồng thuận và định hướng dư luận để đấu tranh phản bác các luận điệu tuyên truyền xuyên tạc, sai sự thật, thù địch nhằm kích động, chia rẽ nội bộ của các thế lực thù địch, phản động trên không gian mạng và trên phương tiện thông tin đại chúng.

Trung tướng Nguyễn Danh Cộng - Chánh Văn phòng Bộ Công an cho biết, trong công tác tháng 5/2017, Bộ Công an đã tấn công các mục tiêu, đối tượng trọng điểm trên không gian mạng, phối hợp ngăn chặn hàng nghìn trang web, blog có nội dung xấu, phản động; bảo đảm an ninh, an toàn hệ thống mạng quốc gia và mạng nội bộ.

Thời gian qua, lực lượng công an nhân dân cũng đã thực hiện tốt chức năng tham mưu, phối hợp với các bộ, ban, ngành, địa phương, phát huy vai trò nòng cốt trong công tác phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh hiệu quả các âm mưu, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch, phản động; bảo vệ tuyệt đối an toàn các mục tiêu, công trình trọng điểm về an ninh quốc gia, các sự kiện chính trị, văn hóa, xã hội quan trọng của đất nước.

Bên cạnh đó, công an các đơn vị, địa phương đã thực hiện nghiêm túc các chỉ đạo của Trung ương Đảng, Chính phủ và lãnh đạo Bộ về đấu tranh phòng, chống tội phạm, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội. Trong đó, đã điều tra, khám phá 3.450 vụ phạm pháp hình sự, bắt, xử lý 7.140 đối tượng, đạt tỷ lệ 78,79%; triệt phá 123 băng, nhóm tội phạm; bắt, xử lý 634 vụ, 2.960 đối tượng đánh bạc...

Về việc triển khai thực hiện cao điểm xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực khai thác cát, sỏi, lực lượng công an đã phát hiện, đấu tranh, kiểm tra, bắt, xử lý 744 vụ với 254 đối tượng, thu hơn 5,4 tỷ đồng, tạm giữ hàng chục tàu, thuyền khai thác cát, sỏi.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.