Dinh dưỡng cho trẻ hay ra mồ hôi trộm

(Kiến Thức) - Mồ hôi đầu ra nhiều lúc ngủ có thể là biểu hiện của thiếu vitamin D hoặc thiếu canxi... 

Dinh dưỡng cho trẻ hay ra mồ hôi trộm
Hỏi: Con gái tôi 8 tháng tuổi nặng 6,4kg, cao 66cm, ngày ăn 2 lần cháo, mỗi lần 1/2 bát và uống khoảng 600ml sữa. Khi mới sinh nặng 3,3kg, chậm tăng ký và hay ra mồ hôi trộm vào ban đêm. Xin bác sĩ tư vấn chế độ dinh dưỡng cho trẻ không ra mồ hôi trộm nữa? - Lâm Đặng Việt (quận 2, TPHCM).
Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa. 
BSCK I Nguyễn Thị Ngọc Hương, Trưởng khoa Dinh dưỡng lâm sàng, Trung tâm Dinh dưỡng TPHCM: Bé gái 8 tháng tuổi tăng trưởng bình thường sẽ có cân nặng trung bình là 7,9kg và chiều cao trung bình là 68,7cm. Như vậy, so với chuẩn trung bình, con của chị bị thiếu 1,5kg và 2,7cm và ăn chưa đủ so với khuyến nghị. 
Công thức nấu 1 bát cháo (200ml) cho trẻ 8 tháng gồm gạo 20g, thịt/cá/tép/lươn... (chỉ lấy phần nạc sống) 20 - 25g, rau/trái/củ 20g, dầu tinh luyện dành cho trẻ em 5 - 10ml. Mỗi ngày con của chị cần ăn 2 bát cháo đặc nấu với lượng thực phẩm như trên và uống 600ml sữa. Việc tăng khẩu phần ăn hằng ngày của trẻ cần được thực hiện từ từ để cả con lẫn mẹ đều không căng thẳng. Trong thời gian trẻ chưa ăn đủ, chị có thể cho con ăn thêm sữa chua để giúp nhận đủ năng lượng cần thiết trong ngày. 
Mồ hôi đầu ra nhiều lúc ngủ có thể là biểu hiện của thiếu vitamin D hoặc thiếu canxi. Trước tiên, chị nên cho trẻ phơi nắng sáng mỗi ngày từ 20 - 30 phút, để cơ thể tự tổng hợp vitamin D (cần cởi bớt quần áo khi cho trẻ phơi nắng). Nếu sau khi phơi nắng khoảng 1 tuần, trẻ giảm ra mồ hôi trộm, ngủ ngon thì chị không cần cho dùng thêm thuốc gì. Trong trường hợp trẻ không thuyên giảm, chị nên đem con đến khám tại khoa dinh dưỡng nhi hoặc trung tâm dinh dưỡng để được tư vấn thêm.

Kinh nghiệm chữa chứng đổ mồ hôi từ quế chi

Kinh nghiệm chữa chứng đổ mồ hôi từ quế chi
- Bệnh mồ hôi thường gặp ở mọi lứa tuổi. Các cháu nhỏ hay bị cả ngày lẫn đêm còn người có tuổi ốm đau lâu ngày cũng hay chảy mồ hôi, nhưng không toát ra lúc ngủ.

Đổ mồ hôi giảm nguy cơ đột quỵ

(Kiến Thức) - Việc đổ mồ hôi do thời tiết nóng bức có thể khiến bạn không mấy thoải mái, nhưng ra mồ hôi trong khi rèn luyện thể chất lại làm giảm đáng kể nguy cơ đột quỵ

Đổ mồ hôi giảm nguy cơ đột quỵ

Nghiên cứu công bố trên tạp chí Đột quỵ (Stroke) được tiến hành trên 27.000 nam giới hơn 45 tuổi ở Mỹ trong thời gian trung bình là 5,7 năm, trong đó, những người tham gia được kiểm tra sức khỏe thường xuyên.

Ra mồ hôi trong khi rèn luyện thể chất lại làm giảm đáng kể nguy cơ đột quỵ
Ra mồ hôi trong khi rèn luyện thể chất lại làm giảm đáng kể nguy cơ đột quỵ 

Kết quả cho thấy so với những người không hoặc ít khi vận động, những quí ông có cường độ tập luyện trung bình - tức là mức độ vận động đủ để xuất mồ hôi - ít nhất 4 lần mỗi tuần có nguy cơ bị đột quỵ hoặc tai biến nhẹ thấp hơn 20%. 

Theo trưởng nhóm nghiên cứu, Tiến sĩ Michelle McDonnell, thực chất của mối liên hệ này là do tập thể dục tác động tích cực đến các yếu tố nguy cơ dẫn đến đột quỵ, như giúp kiểm soát huyết áp, thể trọng và ngăn chặn tích tụ mỡ thừa trong cơ thể…

Các nhà nghiên cứu cũng đã tìm hiểu mối liên hệ giữa tập thể dục nhiều với nguy cơ xảy ra đột quỵ ở phụ nữ nhưng kết quả chưa rõ ràng.

Nghiên cứu cũng nhấn mạnh vai trò của thể dục đối với sức khỏe con người.

Những căn bệnh gây chết người bí ẩn

(Kiến Thức) - Dù có sự phát triển vượt bậc song giới y khoa vẫn phải "bó tay" với những căn bệnh bí ẩn dưới đây.

Những căn bệnh gây chết người bí ẩn
1 - Sốt xuất huyết Marburg. Ca mắc bệnh đầu tiên được ghi nhận tại ổ dịch trên lãnh thổ Đức và Nam Tư năm 1967. Căn bệnh thường khởi phát đột ngột với các triệu chứng như đau đầu, mệt mỏi và khó chịu. Sau khi phát bệnh 5 đến 7 ngày, các dấu hiệu xuất huyết bắt đầu xuất hiện, nhanh chóng trở nên phức tạp.

1 - Sốt xuất huyết Marburg. Ca mắc bệnh đầu tiên được ghi nhận tại ổ dịch trên lãnh thổ Đức và Nam Tư năm 1967. Căn bệnh thường khởi phát đột ngột với các triệu chứng như đau đầu, mệt mỏi và khó chịu. Sau khi phát bệnh 5 đến 7 ngày, các dấu hiệu xuất huyết bắt đầu xuất hiện, nhanh chóng trở nên phức tạp.

Sốt xuất huyết Marburg có triệu chứng khá giống với căn bệnh sốt rét nên việc chẩn đoán chính xác bệnh rất khó khăn. Tuy nhiên, khi bệnh đã chuyển sang giai đoạn sau, nó có thể khiến bệnh nhân chảy máu trong miệng, trực tràng và các vấn đề về thần kinh. Hiểu biết của con người về Marburg vẫn rất hạn chế, vì vậy tỷ lệ tử vong chiếm khoảng 23 đến 90%.

Sốt xuất huyết Marburg có triệu chứng khá giống với căn bệnh sốt rét nên việc chẩn đoán chính xác bệnh rất khó khăn. Tuy nhiên, khi bệnh đã chuyển sang giai đoạn sau, nó có thể khiến bệnh nhân chảy máu trong miệng, trực tràng và các vấn đề về thần kinh. Hiểu biết của con người về Marburg vẫn rất hạn chế, vì vậy tỷ lệ tử vong chiếm khoảng 23 đến 90%.

Đọc nhiều nhất

Tin mới