Điều gì sẽ xảy ra khi không tắt điện thoại trên chuyến bay?

Vẫn chưa có bằng chứng xác thực nào chỉ ra mối liên hệ giữa việc sử dụng điện thoại trên máy bay và vấn đề an toàn hàng không.

Câu chuyện dưới đây được lược dịch từ bài viết của Bhavya Sadhwan đăng trên tờ Indiatimes.
Trong một chuyến bay, tôi cùng đồng nghiệp của mình đã tranh luận về câu chuyện, tại sao các hãng hàng không yêu cầu chúng ta tắt điện thoại khi cất cánh, hạ cánh cũng như để máy ở chế độ máy bay?
Sau khi nghe yêu cầu của tiếp viên, tôi đã làm theo chỉ dẫn của phi hành đoàn nhưng đồng nghiệp tôi thì không. Tôi tự hỏi rằng liệu có mối liên hệ nào giữa sử dụng điện thoại trên máy bay và vấn đề an toàn hàng không hay không?
Hành khách luôn được yêu cầu chuyển điện thoại sang chế độ máy bay hoặc tắt máy. Ảnh: Indiatimes.

Hành khách luôn được yêu cầu chuyển điện thoại sang chế độ máy bay hoặc tắt máy. Ảnh: Indiatimes.

Hầu hết mọi người trong chúng ta tin rằng, sóng điện thoại có thể ảnh hưởng đến hệ thống thông tin liên lạc và định vị của máy bay. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào chỉ ra mối quan hệ của việc không tắt điện thoại với các vụ tai nạn trên máy bay.
Hầu hết các chuyến bay thương mại không cho phép hành khách sử dụng điện thoại để thực hiện cuộc gọi hoặc nhắn tin trên máy bay. Lệnh cấm này được đưa ra vì các hãng hàng không tin rằng tần số vô tuyến của điện thoại di động có thể làm trục trặc hệ thống tín hiệu, radio của máy bay.
Trong những năm gần đây, với những công nghệ mới được sử dụng trên điện thoại, vấn đề này đã không xảy ra. Tuy nhiên, lệnh cấm này vẫn được giữ nguyên trên hầu hết các chuyến bay.
Nhiều hành khách vẫn bỏ qua các yêu cầu của phi hành đoàn trong lúc cất hoặc hạ cánh. Ảnh: Indiatimes.

Nhiều hành khách vẫn bỏ qua các yêu cầu của phi hành đoàn trong lúc cất hoặc hạ cánh. Ảnh: Indiatimes.


Hành khách vẫn được phép sử dụng các thiết bị điện tử của mình bao gồm điện thoại và máy tính bảng trừ thời gian cất cánh và hạ cánh, nhưng phải chuyển các thiết bị này sang chế độ máy bay.
Chưa có bằng chứng xác thực nào chứng minh giả thuyết tín hiệu của các thiết bị di động có thể ảnh hưởng đến vấn đề an toàn bay. Khi người dùng không tắt máy hoặc chuyển thiết bị sang chế độ máy bay chỉ có thể làm ảnh hưởng đến phi công hoặc kiểm soát không lưu vì sóng âm của chúng. Theo tiết lộ của một phi công, điện thoại di động không gây nhiễu đến sóng vô tuyến trên máy bay.
Trên blog của AirlineUpdates, một phi công đã nói rằng sóng điện thoại có thể gây nhiễu âm thanh trên radio của máy bay, nhưng đây là điều khá hiếm gặp. Nó có thể khiến phi hành đoàn không nhận được các tín hiệu của kiểm soát không lưu, đặc biệt là trong thời điểm cất cánh và hạ cánh, sẽ rất nguy hiểm nếu hành khách vẫn nghe, gọi hoặc lén lút nhắn tin.

Nguy hiểm chết người khi dùng điện thoại trong toilet

(Kiến Thức) - Nhiều người có thói quen ngồi rất lâu khi đi vệ sinh cùng chiếc smartphone mà không biết rằng việc dùng điện thoại trong toilet có thể gây nguy hiểm.

Nguy hiem chet nguoi khi dung dien thoai trong toilet
 Táo bón. Bạn thường dùng điện thoại trong toilet mà không biết mối nguy hại của thói quen này. Theo các chuyên gia y tế cảnh báo, ngồi trên bồn cầu quá lâu sẽ khiến cho tuần hoàn máu ở tĩnh mạch khoang chậu bị cản trở, mạch máu giãn nở, dễ sinh mụn nhọt, thậm chí là mất đi tính nhạy cảm của trực tràng đối với việc kích thích đại tiện. Điều này dẫn đến tình trạng táo bón và nghiêm trọng hơn còn dẫn đến ung thư đường ruột.

Hậu quả khôn lường khi dùng điện thoại trong bữa ăn

(Kiến Thức) - Một nghiên cứu mới cho thấy, việc bố mẹ thường xuyên sử dụng điện thoại, đặc biệt là trong bữa ăn có thể khiến trẻ nhỏ không hài lòng. 

Hau qua khon luong khi dung dien thoai trong bua an
 Mối quan hệ giữa con cái và bố mẹ có xu hướng trở nên căng thẳng nếu trẻ liên tục nhìn thấy bố mẹ mải mê sử dụng điện thoại trên bàn ăn.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.