Dịch vụ Hàng không Sân bay Đà Nẵng đặt kế hoạch lãi tăng 7% năm 2020 chưa tính đến ảnh hưởng của Covid-19

(Vietnamdaily) - Dịch vụ Hàng không Sân bay Đà Nẵng đưa ra kế hoạch cho lãi ròng tăng 7% cho năm 2020 do chưa tính đến ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, dự kiến kế hoạch này sẽ giảm mạnh sau khi điều chỉnh.
 

Theo báo cáo thường niên 2019, CTCP Dịch vụ Hàng không Sân bay Đà Nẵng (HNX: MAS) dự kiến đặt chỉ tiêu cho doanh thu năm 2020 ở mức hơn 266 tỷ đồng, tăng 6% so năm trước. Lãi ròng dự kiến đạt mức 16.6 tỷ đồng, tăng hơn 7%.

Theo MAS, các chỉ tiêu kế hoạch năm 2020 nói trên được xây dựng và được cổ đông lớn là Vietnam Airlines chấp thuận từ tháng 11/2019 đã được Hội đồng quản trị phê duyệt.

Dich vu Hang khong San bay Da Nang dat ke hoach lai tang 7% nam 2020 chua tinh den anh huong cua Covid-19
 Nguồn: Báo cáo thường niên của MAS.

Tuy nhiên ngay từ những tháng đầu năm 2020, biến cố dịch Covid-19 xảy ra đã tác động rất lớn đến tình hình kinh doanh của Công ty, các hãng hàng không đã cắt giảm hầu hết các chuyến bay xuất phát từ sân bay Đà Nẵng, Cam Ranh đi các nước mà Công ty có cung cấp dịch vụ, các chỉ tiêu doanh thu và lợi nhuận của Công ty trong các tháng 2-3/2020 đã suy giảm rất sâu.

Với tình hình dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp tại thời điểm lập Báo cáo này, dự kiến nếu đến cuối tháng 6/2020, dịch bệnh được kiểm soát, thị trường ổn định trở lại và đến tháng 9/2020 mới phục hồi, các chỉ tiêu tài chính của Công ty sẽ thay đổi theo xu hướng giảm mạnh chung của thị trường Hàng không Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung. Kế hoạch 2020 chính thức sẽ được điều chỉnh và thông qua tại Đại hội đồng Cổ đông thường niên năm 2020.

Trong năm 2019, MAS cho biết lượng khách quốc tế đi đến quốc nội và quốc tế của các hãng hàng không tại các sân bay Miền Trung vẫn giử ổn định theo kế hoạch và tăng cao trong các dịp lễ, Tết nên kinh doanh các dịch vụ trong dây chuyền hàng không của các đơn vị trong Công ty gặp nhiều thuận lợi.

Tuy vậy, Công ty cũng đã đối mặt với khá nhiều khó khăn như giá nguyên nhiên vật liệu tăng; một số chặng bay quốc tế giảm sản lượng hoặc chưa lấy suất ăn theo dự báo kế hoạch 2019 như Vietnam Airlines giảm sản lượng quốc tế tại Đà Nẵng, Cam Ranh; kinh doanh taxi ngày càng khó khăn về thị trường, áp lực cạnh tranh ngày càng cao về số lượng và chất lượng dịch vụ,…

Về kết quả kinh doanh, tổng doanh thu năm 2019 đạt 255 tỷ đồng, tăng 5,83% so năm trước. Doanh thu gia tăng chủ yếu ở lĩnh vực cung ứng suất ăn quốc tế tại sân bay Đà Nẵng và Cam Ranh nhờ các hợp đồng Công ty mới khai thác được trong năm 2019, doanh thu bán hàng dịch vụ thương mại giảm nhẹ. Lãi ròng của Công ty đạt hơn 15 tỷ đồng, tăng 4%, hoàn thành được kế hoạch đặt ra.

Có thể bị ảnh hưởng tiêu cực từ Covid-19, Dược Hậu Giang đặt kế hoạch đi ngang năm 2020?

(Vietnamdaily) - Dược Hâ%3ḅu Giang công bố kế hoạch năm 2020 cho doanh thu và lợi nhuận chỉ xấp xỉ so với năm rồi, lý do sâu xa là gì?
 

Mới đây, CTCP Dược Hậu Giang (HoSE: DHG) đã công bố về chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh cho năm 2020. Theo đó, Công ty đặt kế hoạch cho doanh thu thuần 3.866 tỷ đồng và lãi trước thuế 720 tỷ đồng, con số này tương đương so với kết quả thu được trong năm rồi.

Kết thúc năm 2019, Dược Hậu Giang mang về gần 3.897 tỷ đồng doanh thu thuần và hơn 1.712 tỷ đồng lãi gộp, xấp xỉ năm trước đó. Công ty đạt lãi ròng hơn 635 tỷ đồng, giảm 3%. Kết quả này chủ yếu do chênh lệch giảm gần 16 tỷ đồng ở khoản mục lợi nhuận khác.

Nhiệt điện Phả Lại lên kế hoạch đi lùi hơn 50% cho năm 2020

(Vietnamdaily) - Cho năm 2020, Nhiệt điện Phả Lại đặt kế hoạch doanh thu tăng nhẹ 1% nhưng lãi ròng lại giảm đến 56%.
 

Theo tài liệu Đại hội đồng cổ đông vừa được công bố, CTCP Nhiệt điện Phả Lại (HoSE: PPC) dự kiến sản lượng điện sản xuất cho năm 2020 đạt 6.200 triệu kWh, trong đó 90% là bán cho EVN.

Doanh thu 2020 đặt ra hơn 8.277 tỷ đồng, tăng 1% so với năm trước. Chi phí dự kiến vào mức 7.600 tỷ đồng. Con số lãi trước thuế đặt ra lại giảm 56%, đạt gần 677 tỷ đồng, trong đó, lợi nhuận từ sản xuất điện (đã bao gồm chi phí lãi vay) ước tính gần 446 tỷ đồng. Cổ tức dự kiến chi trả với tỷ lệ 15%.

Lạ lùng chuyện quản lý vốn nhà nước tại Gốm sứ Hoàng Liên Sơn

Mặc dù đã thoái hết vốn tại CTCP Gốm sứ kỹ thuật Hoàng Liên Sơn (mã HLS, sàn UPCoM) từ năm 2016, song Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy (SBIC) vẫn miệt mài theo kiện đòi hủy nghị quyết Đại hội đồng cổ đông 2008, 2009.

Vào đầu tháng 3/2020, Tòa án Nhân dân Cấp cao tại Hà Nội đã giải quyết theo trình tự phúc thẩm để xem xét đơn kháng cáo của SBIC (tiền thân là Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam - Vinashin) yêu cầu hủy nghị quyết Ðại hội đồng cổ đông (ÐHÐCÐ) của HLS năm 2008, 2009.

Ðược biết, SBIC đã thoái vốn tại HLS vào năm 2016. Tại phiên đấu giá công khai, toàn bộ 473.960 cổ phần (tương đương 13,94% vốn điều lệ) được bán với giá 25.200 đồng/cổ phiếu. Ba nhà đầu tư cá nhân đã trúng đấu giá và được HLS cấp sổ cổ đông. 

Đọc nhiều nhất

Bảo hiểm Manulife vướng lùm xùm đang kinh doanh thế nào?

Bảo hiểm Manulife vướng lùm xùm đang kinh doanh thế nào?

Trong 2 năm 2017 và 2018, Manulife Việt Nam báo lỗ sau thuế hơn 3.000 tỷ đồng. Điều này không quá bất ngờ bởi với nguồn lực dồi dào, thành viên Manulife Financial đang theo đuổi chiến lược xâm chiếm thị phần, và bắt đầu có kết quả tích cực trong năm 2019.

Tin mới