Ảnh minh hoạ. |
Mời quý độc giả xem thêm video: Tuổi thọ của người Việt tăng lên hàng năm. Nguồn video: THĐT.
Ảnh minh hoạ. |
Mời quý độc giả xem thêm video: Tuổi thọ của người Việt tăng lên hàng năm. Nguồn video: THĐT.
Đọc sách, chơi điện thoại khi đi vệ sinh
Đọc sách hay cầm điện thoại lướt Facebook, chơi game... là một thói quen ẩn chứa vô số hiểm họa đối với sức khỏe.
Dùng điện thoại khi đi vệ sinh làm não bộ quên đi "nhiệm vụ chính" phải làm. Điều này sẽ làm rối loạn chức năng chỉ huy của não, khiến việc dẫn truyền thần kinh bài tiết kéo dài, ức chế ý thức đi đại tiện, từ đó kéo dài thời gian đại tiện.
Ngoài ra, nếu ngồi xổm quá lâu sẽ khiến tắc nghẽn máu tĩnh mạch ở vùng chậu, dẫn đến giãn huyết quản, không những dễ gây táo bón, còn dễ bị mắc bệnh trĩ.
Ngoài ra, dùng sách, điện thoại trong khi đi vệ sinh có thể khiến vi khuẩn dính chúng và trở thành"ổ" vi khuẩn luôn kè kè bên bạn mỗi ngày.
Ảnh minh họa
Dùng lực quá mạnh khi đại tiện
Dùng quá sức khi đi đại tiện dễ dẫn tới hiện tượng rách hậu môn, đặc biệt là những người hay mắc chứng táo bón. Ngoài ra, hành động này còn làm tăng nguy cơ đột tử.
Khi dùng sức quá mạnh, cơ thành bụng và cơ hoành co thắt dữ dội khiến áp lực ở bụng tăng cao. Lúc này, huyết áp có thể tăng vọt, dẫn tới xuất huyết não; cơ tim tiêu hao nhiều oxy làm đau thắt ngực, rối loạn nhịp tim và nhồi máu cơ tim. Tất cả các hiện tượng trên đều có thể gây đột tử.
Sử dụng giấy vệ sinh
Giấy vệ sinh không thể loại bỏ hoàn toàn các chất bẩn. Ngoài ra, giấy đặt trong nhà vệ sinh ẩm thấp, thời gian dài có thể bị nhiễm vi khuẩn. Nếu sử dụng liên tục giấy vệ sinh nhiễm khuẩn có thể gây viêm nhiễm vùng kín.
Đứng dậy quá nhanh sau khi đi vệ sinh xong
Khi ngồi lâu rồi đứng dậy đột ngột dễ gây thiếu máu não tạm thời, làm chóng mặt, hoa mắt, ngã quỵ, đặc biệt là người lớn tuổi, người mắc bệnh huyết áp cao, tim mạch.
Ngoài ra, buổi sáng là thời điểm huyết áp tăng cao. Vì vậy, những người mắc bệnhnày không nên đi đại tiện ngay khi vừa thức giấc để tránh tai nạn.
Để đảm bảo an toàn cho người bị bệnh huyết áp cao, bạn có thể gắn thêm tay vịn bên cạnh bồn cầu làm điểm tựa an toàn, đi vệ sinh xong, nâng người lên từ từ.
Rốn: Hầu hết mọi người đều bỏ quên vệ sinh rốn. Theo các chuyên gia sức khoẻ, rốn là bộ phận cơ thể cần được làm sạch mỗi tuần một lần bằng tăm bông. Nhúng tăm bông vào một ít cồn và dùng nó để làm sạch bên trong rốn. Lau cho đến khi sạch hết thì dùng một miếng gạc mới để loại bỏ cồn. Sau khi vệ sinh rốn, không nên sử dụng kem dưỡng da. |
Tai: Dùng tăm bông hay các dụng cụ nhọn để lấy sạch ráy tai là điều không được khuyến khích. Thay vào đó, chỉ nên dùng tăm bông để làm sạch vùng ngoài tai. Để vệ sinh ráy tai, bạn có thể nhỏ dầu em bé hoặc glycerin để làm mềm ráy tai trước. Sau 1 - 2 ngày, nhẹ nhàng đổ bơm nước ấm vào tai rồi quay đầu sang bên kia để nước chảy ra. Lau sạch bằng khăn rồi lặp lại vài lần để làm sạch. Nếu không tự tin vệ sinh tai ở nhà, bạn nên đến bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng.
|
Lưỡi: Lưỡi cũng cần được làm sạch thường xuyên như răng. Theo các chuyên gia, cạo lưỡi là cách hiệu quả nhất để làm sạch. Đặt một chiếc cạp ở phía trong lưỡi rồi từ từ kéo về phía trước.
|
Khuỷu tay: Để tránh tình trạng da thâm ở khuỷu tay, cách tốt nhất là tẩy tế bào chết cho vùng da này một hoặc hai lần mỗi tuần. Bạn có thể mua dụng cụ tẩy tế bào chết chuyên dụng hoặc sử dụng muối, massage nhẹ nhàng theo chuyển động tròn để làm sạch vùng da này.
|
Da đầu: Da đầu dễ tích tụ bụi bẩn và thậm chí là tế bào chết vì bạn sử dụng nhiều sản phẩm cho tóc. Để làm sạch da đầu, hãy làm ướt tóc hoàn toàn trước khi dùng dầu gội. Khi gội đầu, hãy đánh bọt dầu gội trước khi thoa lên da đầu. Nếu dùng dầu xả, chỉ nên thoa lên phần đuôi tóc, tránh thoa lên da đầu.
|
Da mặt: Xà phòng và sữa rửa mặt tạo bọt có thể khiến da bị khô. Bạn nên chọn sản phẩm dạng sữa hoặc dạng gel để làm sạch dịu nhẹ cho da mặt. Thời gian rửa mặt nên là từ 60 - 90 giây.
|
Lưng: Rất khó để làm sạch vùng lưng nếu không có dụng cụ chuyên dụng. Bạn có thể bắt đầu bằng việc chải khô rồi tẩy tế bào chết bằng xơ mướp dài hoặc băng tẩy tế bào chết. Cuối cùng, tắm sạch bằng nước. Ảnh: BS.
|
Mời độc giả theo dõi video "Thực hư tế bào gốc tại các cơ sở làm đẹp". Nguồn: VTV24.