Đến nơi băng vệ sinh đắt bằng cả ngày lương, đến kỳ là ác mộng

Có khi cả lớp chỉ có 2 học sinh đi học vì hầu hết các bạn nữ "đến ngày đèn đỏ" và không dám đến trường vì không có băng vệ sinh để dùng.

Ở Malawi, chi phí cho một gói băng vệ sinh thông thường cũng có thể tốn cả ngày lương, do đó những bé gái đến tuổi dậy thì thường phải bỏ học trong những ngày đèn đỏ vì những miếng vải cotton được sử dụng thay thế cho băng vệ sinh không mấy hiệu quả.

Những rắc rối mà các bé gái ở Malawi gặp phải chắc chắn là "ác mộng" với bất cứ cô gái nào.

Hãy thử tưởng tượng, bạn đang đứng trước cửa lớp thì những đứa bạn đằng sau cứ khúc khích, chỉ trỏ vào bạn, sau đó bạn quay ra nhìn thì nhận ra rằng miếng băng vệ sinh của bạn đã bị tràn ra ngoài và thấm ra đồng phục của bạn, hẳn sẽ rất lúng túng và xấu hổ.

Một lớp học ở Malawi.
 Một lớp học ở Malawi.

Ở một đất nước kinh tế còn nhiều khó khăn như Malawi, gói băng vệ sinh trong các cửa hàng ở đây đều có giá khoảng 500 Malawi kwacha.

Mặc dù quy ra đô la Mỹ thì một gói băng vệ sinh có giá chưa đến 1 USD thế nhưng nó lại chiếm hết 1 ngày lương theo mức lương tối thiểu của một người lao động ở đất nước Châu Phi này.

"Chúng em sử dụng những miếng vải được cắt ra từ những dải chitenge cũ, dải thắt lưng của phụ nữ ở đây.

Chúng thực sự rất khó chịu", một cô bé tuổi teen cho biết và kể thêm những bất tiện khi sử dụng những miếng bông thay thế này và việc vệ sinh chúng khổ sở như thế nào sau những lần sử dụng.

Những người phụ nữ Malawi phải tranh thủ giặt mảnh vải cũ vào lúc sáng sớm hoặc tối muộn mọi người xung quanh không nhìn thấy. Phơi khô vải ở nơi dễ thấy cũng là một điều cấm kỵ tại đây, vì vậy họ thường phải tìm góc khuất bên trong nhà để phơi.

Các em học sinh nữ chia sẻ về nỗi khổ khi đến "ngày đèn đỏ".
 Các em học sinh nữ chia sẻ về nỗi khổ khi đến "ngày đèn đỏ".

Những ngày đèn đỏ trở thành những ngày kinh hoàng với phụ nữ ở đây từ nhiều thế hệ trước và cho đến ngày nay. Tuy nhiên, mới đây, một phụ nữ trẻ ở đây đã nghĩ ra một giải pháp vô cùng hữu ích để giải quyết vấn đề này.

Người phụ nữ đó là Trinitas, một nhà nghiên cứu 31 tuổi tại một trường cao đẳng y ở Blantyre. Khi chỉ thấy có duy nhất hai nữ sinh đi học, cô đã hỏi các giáo viên khác và được biết hầu hết các nữ sinh khác trong lớp nghỉ học trong tuần này vì các em đến ngày kinh nguyệt.

Ở Malawi, phụ nữ thường sẽ ở trong nhà và không ra ngoài khi đến chu kỳ kinh nguyệt.

Nhận thức được tầm quan trọng của việc học hành và những khó khăn mà các nữ sinh ở đây đang gặp phải, Trinitas đã lên ý tưởng làm ra một loại băng vệ sinh có thể tái sử dụng từ những loại vải có sẵn ở địa phương.

Cô Trinitas đã làm ra một loại băng vệ sinh có thể tái sử dụng từ những loại vải có sẵn ở địa phương.
 Cô Trinitas đã làm ra một loại băng vệ sinh có thể tái sử dụng từ những loại vải có sẵn ở địa phương.

Trinitas đã thực hiện nghiên cứu thị trường, khảo sát lấy ý kiến từ những nữ sinh và bắt tay vào thực hiện ý tưởng của mình với một chiếc máy khâu cũ.

Sau khi sản phẩm hoàn thành và được sử dụng thử đã nhận được những phản hồi tích cực.

"Việc vệ sinh loại băng vệ sinh này sau khi sử dụng rất dễ dàng, lớp trên cùng được làm bằng chất liệu xốp nên tôi cảm thấy dễ chịu hơn khi sử dụng nó", một cô gái cho biết.

"Chúng tôi có thể đi lại một cách thoải mái, có thể nhảy dây và làm bất cứ điều gì mình muốn và chúng cũng dễ giặt hơn", một cô gái khác cho biết.

Tuy nhiên, hiện nay Trinitas đang gặp khó khăn trong việc huy động vốn đầu tư để mở rộng quy mô sản xuất, từ đó hạ giá thành sản phẩm xuống đủ để mọi người có thể sử dụng được vì cuộc sống ở đây vẫn còn rất khó khăn.

Đến nơi đàn ông phải luôn cầm gương, khác biệt và bí ẩn

(Kiến Thức) - Tất cả đàn ông của bộ tộc thiểu số ở châu Phi Wodaabeo đều cầm gương theo người. 

Den noi dan ong phai luon cam guong, khac biet va bi an
Phụ nữ bộ tộc Hamar sống tại thung lũng sông Omo, Ethiopia, đây là bộ tộc thiểu số ở châu Phi nổi tiếng với những tấm lưng nhiều sẹo. (Nguồn Sina)

Đến nơi người ăn thịt sống, săn bắn như thần

(Kiến Thức) - Sống bằng phương thức săn bắt và hái lượm, bộ tộc kỳ lạ người Hadza hầu như không tiếp xúc với thế giới hiện đại bên ngoài.

Den noi nguoi an thit song, san ban nhu than
 Người Hadza hay còn gọi là Hadzabe, là một nhóm sắc tộc trong cộng đồng các dân tộc phía bắc miền trung Tanzania, bộ tộc kỳ lạ này sống xung quanh hồ Eyasi ở trung tâm Thung lũng Rift, tiếp giáp với cao nguyên Serengeti. Dân số của người Hadza khoảng dưới 1000 người. (Nguồn Sina)

Den noi nguoi an thit song, san ban nhu than-Hinh-2
 Đây là một trong những bộ tộc cổ nhất của loài người, dù tiếp xúc với thế giới hiện đại nhiều năm nay, song họ hầu như không thay đổi, vẫn giữ gìn văn hóa, nếp sống cũ, phụ thuộc hoàn toàn vào rừng, chỉ săn bắn và hái lượm để sống. Chính vì vậy, đàn ông trong bộ tộc thường săn bắn cực giỏi, hiếm có loài động vật nào họ nhắm đến thoát khỏi bàn tay của họ.(Nguồn Sina)

Den noi nguoi an thit song, san ban nhu than-Hinh-3
 Đặc biệt, người Hadza không có tín ngưỡng, cũng không hề sùng bái thần linh. Họ không có tộc trưởng, tù trưởng, lãnh tụ, không sở hữu tài sản riêng, sống cuộc sống cực kỳ bình đẳng và quan hệ quần hôn. (Nguồn Sina)

Den noi nguoi an thit song, san ban nhu than-Hinh-4
Bộ tộc này sống lang thang trên những đồng cỏ thành từng nhóm khoảng 30 đến 40 người. Dù những cánh đồng cỏ rộng mênh mông, đất đai phì nhiêu, song họ không trồng trọt, chăn nuôi. Đôi lúc, họ cũng ăn thịt sống mà không qua chế biến. (Nguồn Sina)

Den noi nguoi an thit song, san ban nhu than-Hinh-5
Hàng ngày, đàn ông đi săn, tìm mật ong và đàn bà đào củ, hái trái cây. Ăn hết thức ăn, đàn ông lại tổ chức đi săn. Họ không thực hiện trao đổi và cũng không tích trữ bất cứ loại thực phẩm gì. Trẻ con trong bộ tộc dường như có bản năng săn bắn, hái lượm ngay từ khi còn trong bụng mẹ. (Nguồn Sina)

Den noi nguoi an thit song, san ban nhu than-Hinh-6
 Chính phủ Tanzanie đã cố gắng tìm cách bảo tồn bộ tộc đặc biệt này trước nguy cơ tuyệt chủng bằng cách truyền bá cuộc sống văn minh. Tuy nhiên, mọi nỗ lực đều không thành công. (Nguồn Sina)

Den noi nguoi an thit song, san ban nhu than-Hinh-7
 Họ không sử dụng nhà xây do chính phủ cấp mà chỉ ở lều cỏ. Bếp ga, bếp than họ không dùng mà luôn kiên trì dành cả buổi để lấy lửa từ đá. (Nguồn Sina)

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.