1/3 quãng thời gian điều trị bệnh
Ông Nguyễn Đức Thịnh (nhà số 6, phố Phượng Trì, huyện Đan Phượng, Hà Nội) từ nhỏ vốn bị hẹp van 2 lá. Thi thoảng ông thấy nhói đau tim, hồi hộp, chóng mặt. Thời gian này ông không dám leo cao, nhìn từ tầng 2 xuống mà chân tay đã sợ bủn rủn. Lúc nào ông cũng thấy mệt mỏi, chân tay chẳng muốn làm gì, nghỉ ngơi, hoặc lên nằm một lúc lại thấy đỡ. Mọi người gọi ông là "bệnh giả vờ".
Tuy người gầy yếu, thế nhưng năm 1987 ông vẫn đi bộ đội. "Đi bộ đội gần 3 năm, nhưng tôi đã mất hơn 1 năm điều trị tại bệnh viện về chứng bệnh hẹp van 2 lá. Từ đó, tôi không lao động nặng được...", ông Thịnh chia sẻ.
Từ lúc còn đi học tới nay, ông luôn thích tập thể dục, khí công và thường mua sách về tự mày mò tập. Tuy nhiên, lúc này không có thầy hướng dẫn chi tiết, học lý thuyết nên chỉ áp dụng được những bài dễ và hiệu quả không cao. Mãi tới sau này, khi biết mình mắc bệnh, mà kinh tế không có điều kiện, ông đã theo học lớp khí công trường sinh để mục đích giúp sức khoẻ tốt hơn.
Thấy hiệu quả của khí công trường sinh rõ rệt, ông Thịnh lân la các trang mạng, được giới thiệu cách tập khí công y đạo khá chi tiết, từ lời nói tới video dạy. Ông đã áp dụng theo và kiểm chứng. Từ khi tập khí công y đạo tới nay, ông đã đẩy lùi được bệnh hẹp van tim, không còn các triệu chứng như trước, đi điện tim đã ổn định...
Ông Nguyễn Đức Thịnh đang tập bài ép gối. |
Ổn định huyết áp
Chia sẻ về các bài tập khí công y đạo, ông Thịnh cho hay: "Khí công y đạo có nhiều bài tập, ứng với mỗi cách trị bệnh là một bài khác nhau. Bài tập tôi thường áp dụng là kéo ép gối thở hơi ra làm mềm bụng. Cái hay của những bài tập này là biến bệnh nhân thành người thầy thuốc. Người bệnh biết bệnh của mình và tập hiệu quả, rồi tự kiểm chứng qua máy móc. Tôi bị hẹp van 2 lá dẫn đến bệnh cao huyết áp. Huyết áp lúc trẻ mà có khi tăng tới 170/100mmHg.
Tuy nhiên, sau khi tập đã dùng máy đo lại thì thấy giảm ngay, nên không phải dùng thuốc gì. Hiện nay, huyết áp của tôi bình thường chỉ 125/90mmHg. Khi nào uống rượu, hưng phấn, đi xa về hoặc nói chuyện nhiều như bây giờ thì có thể tăng. Nhưng tôi lại tập và tự điều chỉnh được ngay. Bình thường khi thấy người mệt mỏi hoặc có thời gian thì tập ép gối, thở hơi khoảng 100 lần. Còn thường ngày, sáng và tối tôi ép 50 lần. Mỗi lần tập xong cảm thấy rất thoải mái tinh thần".
Theo ông Thịnh, cái hay của khí công y đạo là hiệu quả tức thì. Tập xong người bệnh có thể đo bằng máy kiểm tra. Tuy nhiên, để duy trì ổn định thì do cơ thể có đáp ứng được không và phải kiên trì tập luyện. Tập thường xuyên sẽ giúp người khoẻ, đặc biệt hỗ trợ được một số bệnh như tim mạch, huyết áp, tiểu đường... Người có bệnh thường bị bít tắc tại các huyệt đạo khiến đau, nhức. Khi tập là để dẫn khí tới các huyệt giúp thông khí. Mặt khác, tập khí công y đạo còn là biện pháp tu, ngẫm nghĩ về bản thân để sống tốt đẹp hơn.
Từ năm 2010 tới nay, ông Thịnh dùng bài tập khí công y đạo của mình hướng dẫn cho những người bệnh tập theo và họ cũng thấy đỡ bệnh hơn rất nhiều. Đặc biệt là những bài về tác động cột sống, đau mỏi vai gáy, liệt dây thần kinh ngoại biên...
Bài tập khí công y đạo rất phong phú. Mỗi bài tập ứng dụng phòng và điều trị một loại bệnh. Khi tập cần điều hòa hơi thở với các động tác phối hợp nhịp nhàng. Tuy nhiên, để có hiệu quả hay không phải kết hợp tổng thể 3 yếu tố "tinh - khí - thần" và đòi hỏi sự kiên trì của chính người bệnh.
Ông Vương Văn Liêu (Chủ nhiệm Câu lạc bộ khí công y đạo Hà Nội)