Đây là triệu chứng mắc sán lợn gạo, phụ huynh Bắc Ninh cần biết

(Kiến Thức) - Liên quan tới việc hơn 60 học sinh mắc sán lợn gạo ở Bắc Ninh, chuyên gia y tế cho biết tùy vị trí ký sinh của nang sán mà người mắc có những biểu hiện triệu chứng khác nhau; nang sán đi vào não có thể gây động kinh, mù, liệt...

Những ngày qua tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương và Viện Sốt rét Ký sinh trùng Trung ương đã có hơn 1.000 trẻ từ Thuận Thành, Bắc Ninh được gia đình đưa tới khám, xét nghiệm máu để xem có mắc sán lợn gạo. Đến tối ngày 16/3, kết quả xét nghiệm đã cho thấy có đến 62 học sinh mắc sán lợn gạo. Con số này vẫn không ngừng tăng lên.
Day la trieu chung mac san lon gao, phu huynh Bac Ninh can biet
Lấy máu xét nghiệm bệnh sán lợn cho trẻ ở Bệnh viện Nhiệt đới T.Ư. Ảnh: Dân Việt. 
Kết quả này số trẻ dương tính với bệnh sán lợn đã gây sốc cho nhiều người. Sán gạo lợn là bệnh mạn tính có tổn thương ở da, cơ, não... Chúng có thể tồn tại trong cơ thể người rất lâu. Tùy từng vị trí của sán mà người bệnh sẽ có các biểu hiện khác nhau.
Đường đi của sán lợn
Bệnh ấu trùng sán lợn ở người do ăn phải trứng sán dây lợn dưới dạng lợn gạo. Nang ấu trùng sán dây lợn hình bầu dục, màu trắng đục chứa dịch trắng đục, đầu sán với 4 giác bám, 2 vòng móc, ấu trùng sán lợn ở lợn có kích thước 0,3 mm, sau gây nhiễm 6 ngày kích thước lên đến 6-9mm sau gây nhiễm 60 -70 ngày và lên đến 8 - 15 mm sau 6 tháng đến 1 năm nhiễm. Nang ấu trùng sán lợn ở người dài hơn ở lợn, nang sán tập trung thành chùm như chùm nho, kích thước đến 10 - 20 cm chứa tới 60ml dịch. Nang ấu trùng sán lợn ký sinh dưới màng nhện của não có kích thước tới 10 - 15 cm. Một vật chủ có thể nhiễm tới hàng trăm ấu trùng
Sau khi ăn phải trứng sán dây lợn, trứng vào dạ dày và ruột, nở ra ấu trùng, ấu trùng xuyên qua thành ống tiêu hóa vào máu và di chuyển đến ký sinh ở các cơ vân, ở não, và mắt. Những người bị bệnh do ăn phải trứng sán dây lợn từ môi trường ngoài thường có ít nang trừ trường hợp ăn phải cả đốt sán. Những người có sán dây lợn trong ruột, khi đốt già rụng do nhu động ruột mà đốt sán trào ngược lên dạ dày và lúc này giống như là ăn phải trứng sán dây lợn với số lượng vô cùng lớn nên số nang ở người cũng rất nhiều, có người không đếm nổi.
Tác hại của sán dây lợn là ấu trùng sán lợn ký sinh ở não gây động kinh, co giật, liệt, nói ngọng làm ảnh hưởng lớn đến sức khỏe người bệnh.
Triệu chứng nhiễm sán lợn
Tùy thuộc vào vị trí ký sinh của nang sán mà người mắc có những biểu hiện khác nhau. Nếu nang sán nằm trong cơ sẽ thấy có những u nhỏ, chắc, kích thước khoảng 1 - 2 cm hoặc bằng hạt đỗ, hạt lạc, di động dễ, không ngứa, không đau, nằm ở vị trí cơ vân, không ở trên đường đi của hạch bạch huyết.
Cục Y tế dự phòng khuyến cáo rằng: “Nếu nang sán nằm trong não, người bệnh có thể bị động kinh, liệt tay, chân hay liệt nửa người, nói ngọng, rối loạn trí nhớ hoặc đau đầu dữ dội; nếu nang sán nằm trong mắt có thể gây tăng nhãn áp, giảm thị lực hoặc mù”.
Day la trieu chung mac san lon gao, phu huynh Bac Ninh can biet-Hinh-2
Các ấu trùng hình hạt gạo trong thịt lợn. Ảnh: Internet. 
Bệnh sán trưởng thành ở ruột sẽ tồn tại ở người bệnh ăn phải thịt lợn sống hay chưa chín có chứa các nang sán (lợn gạo). Khi đến dạ dày, ấu trùng sán sẽ thoát nang và bám dính vào ruột non rồi phát triển thành sán dây trưởng thành. Sán dây trưởng thành phát triển dần bằng cách nẩy chồi, sinh đốt mới từ cổ, tạo ra hàng ngàn đốt sán mới, mỗi đốt có khoảng 50.000 trứng, kéo dài chiều dài của sán trưởng thành lên tới 2 đến 12 mét, chúng ký sinh trong ruột non nhiều năm.
Bệnh sán dây trưởng thành thường không biểu hiện triệu chứng rõ rệt như gây triệu chứng đau bụng, rối loạn tiêu hóa nhẹ. Triệu chứng chủ yếu là người bệnh thường xuyên có những cảm giác khó chịu, bứt rứt, có những đốt sán tự rụng theo hệ bài tiết ra ngoài.

Những sự thật kinh hoàng về món ăn "mang lộc cả năm"

Các bác sỹ đã chỉ ra những sự thật chết người về món tiết canh "made in nhà làm".

Theo PGS.TS - Nguyên Trưởng khoa Vi chất Dinh dưỡng Viện Dinh dưỡng Quốc gia, tất cả các loại tiết canh dù là lợn, dê, nga hay vịt… thực chất là máu sống và đều tiềm ẩn rất nhiều mầm bệnh nguy hiểm, từ tiêu chảy, tả, lị, liên cầu khuẩn…
Tiết canh không có tác dụng chữa bệnh trong Đông y cũng không phải thực phẩm có tính mát. Ảnh minh họa: Internet
Tiết canh không có tác dụng chữa bệnh trong Đông y cũng không phải thực phẩm có tính mát. Ảnh minh họa: Internet 
Ăn tiết canh vịt, tiết canh ngan cũng khiến người ăn mắc các bệnh về tụ cầu, nhất là các dịch bệnh cúm A/H5N1, A/H6N1. Nếu ăn phải tiết canh của lợn đang mắc bệnh thì người ăn có nguy cơ mắc liên cầu lợn, giun sán, bệnh đường tiêu hóa, viêm não mô cầu, trường hợp nặng có thể tử vong...

Hãi hùng 100 trứng sán dây trong não bé gái 8 tuổi

Các bác sĩ Ấn Độ gần đây đã thực hiện một ca phẫu thuật lấy 100 trứng sán dây ra khỏi não của bé gái mới chỉ 8 tuổi ở Gurgaon.

Tiến sĩ Praveen Gupta - Trưởng khoa thần kinh tại Bệnh viện Fortis ở Gurga (Ấn Độ) cho biết: “Qua phim chụp, chúng tôi phát hiện não bé gái có 100 trứng sán dây. Cô bé đã vô tình ăn thức ăn bị nhiễm sán dây. Bé liên tục bị đau đầu dữ dội, co giật và động kinh trong 6 tháng qua. Khi nhập viện, cô bé gần như bất tỉnh do u nang và não bị sưng lên”.

Ba bệnh ký sinh trùng đáng sợ gia tăng trở lại ở Việt Nam

Thói quen ăn các món không được nấu chín như gỏi, nem chua, tiết canh của người Việt luôn tiềm ẩn nguy cơ mắc bệnh ký sinh trùng.

Thạc sĩ, bác sĩ Trần Huy Thọ, Trưởng khoa Điều trị chuyên ngành (Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương - Hà Nội) cho hay gần đây, khoa tiếp nhận khá nhiều bệnh nhân mắc bệnh ký sinh trùng. Đây được coi là căn bệnh đã bị lãng quên nhưng gần đây tăng trở lại do các phương tiện chẩn đoán tiên tiến hơn.
Ba benh ky sinh trung dang so gia tang tro lai o Viet Nam
 Thạc sĩ, bác sĩ Trần Huy Thọ. 

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.