Đây là nguyên nhân vụ phun trào núi lửa lớn nhất lịch sử

Núi lửa Toba ở Indonesia phun trào cực lớn gây nên một trận lụt nham thạch tàn phá thảm khốc khu vực xung quanh vào 73.000 năm trước đây.

Mới đây, các nhà khoa học đã tìm ra nguyên nhân gây nên sự bùng nổ núi lửa Toba vào 73.000 năm trước. Đợt phun trào này được coi là lớn nhất từng được biết đến trong lịch sử, nó thải 2.800km khối khói, bụi và tro vào những khu vực xung quanh, gây ra những cơn mưa bụi rất lớn khắp Indonesia và Ấn Độ.
Làm thế nào một lượng nham thạch khổng lồ lại có thể tập trung vào cùng một thời điểm để gây nên sự bùng nổ lớn nhất lịch sử, là một câu hỏi gây ra nhiều cuộc tranh luận giữa các nhà khoa học trong một thời gian dài.
Chúng ta biết rằng, núi lửa phun trào khi mật độ và áp suất quá cao, đó là cách giải phóng bớt nhiệt độ và áp lực trong lòng Trái đất. Tuy nhiên, cơ chế này vẫn còn là một bí ẩn.
Day la nguyen nhan vu phun trao nui lua lon nhat lich su
 
Một nhóm các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Uppsala và những đồng nghiệp quốc tế của họ tìm ra một câu trả lời cho câu hỏi này. Đáp án có trong những tinh thể thạch anh kích cỡ vài milimet nằm trong tro và bụi đá của núi lửa.
Tinh thể thạch anh hình thành và phát triển bên trong nham thạch, tính chất hóa học của nó thay đổi phụ thuộc vào nhiệt độ của magma trước một vụ phun trào núi lửa. Điều này giống như những vân gỗ của cây bị thay đổi khi khí hậu biến động.
“Khi những điều kiện trong magma thay đổi, các tinh thể sẽ thay đổi theo và phát triển thành một tính chất nào đó tương ứng. Vấn đề là những tinh thể thạch anh, cũng như những vân gỗ, có kích thước rất nhỏ khiến việc phân tích chi tiết sẽ khá khó khăn”, nhà nghiên cứu David Budd đang công tác tại Đại học Uppsala, cho biết.
Trong khi tiến hành nghiên cứu những tinh thể thạch anh ở núi lửa Toba, các nhà nghiên cứu phát hiện thấy có sự khác biệt giữa tính chất và trọng lượng của các tinh thể nằm bên ngoài và bên trong của núi lửa.
Những tinh thể nằm bên ngoài nặng hơn và chứa oxy đồng vị O18. Còn đối với những tinh thể nằm bên trong núi lửa, chúng nhẹ hơn và oxy trong chúng có đồng vị 16.
Theo các tác giả nghiên cứu, sự khác biệt này cho thấy có gì đó trong dòng chảy magma đã khiến những tinh thể thạch anh phải thay đổi một cách gay gắt trước khi vụ phun trào xảy ra.
Vậy chuyện gì đã xảy ra? Các nhà nghiên cứu cho rằng khi magma tan chảy, chúng làm chảy theo một lượng lớn tảng đá nằm gần đó theo cùng một tỷ lệ.
“Những tảng đá chứa rất nhiều nước, khi đá tan chảy sẽ giải phóng lượng nước hòa vào magma rồi bốc hơi, khiến áp suất khí tăng cao trong nơi chứa magma của núi lửa. Khi áp suất tăng lên, lớp vỏ phía trên bị vỡ, dẫn đến phóng hàng ngàn kilomet khối magma ra ngoài”, tác giả Frances Deegan của nghiên cứu cho biết.
Vậy tóm lại, những siêu núi lửa có thể phun trào một lượng rất lớn magma khi những tảng đá nằm trong lòng của nó là loại đá ngậm rất nhiều nước. May mắn cho chúng ta là những siêu núi lửa rất ít khi phun trào.
Ngoài núi lửa Toba, cũng có nhiều vụ phun trào siêu núi lửa đã từng xảy ra trong quá khứ. Núi lửa La Garita Caldera phun trào và thải 5.000 km khối magma vào 27,8 triệu năm trước.
Núi lửa Huckleberry Ridge ở Yellowstone đã giải phóng 2.500 km khối magma vào khoảng 2,1 triệu năm trước. Ở Chile có núi lửa Atana Ignimbrite vào 4 triệu năm trước cũng đã phun trào 2.500 km khối magma.
Vào năm 1815, núi lửa Tambora ở đảo Sumbawa thuộc Indonesia đã xảy ra đợt phun trào lớn nhất trong lịch sử từ khi bắt đầu ghi nhận. Đó là đợt phun trào cấp độ 7 trên thang đo VEI, ước tính có đến 100.000 người chết bởi những tàn dư khói bụi của nó, gây ra mùa đông trên toàn cầu bởi bầu khí quyển bị khói bụi che lấp, ánh sáng Mặt Trời không thể xuyên qua được.
Tuy vậy, Toba vẫn là núi lửa có cơn phun trào khủng khiếp nhất trong lịch sử, nó suýt đẩy đến một thảm họa toàn cầu khiến mọi loài sinh vật trên Trái Đất bị đưa đến bờ diệt vong. Hi vọng trong tương lai, sẽ không có một siêu núi lửa nữa nào phun trào.

Sét xé toạc tro bụi phun ra từ núi lửa ở Indonesia

(Kiến Thức) - Nhiếp ảnh gia Martin Rietze đã chộp được những bức ảnh sét xé toạc cột tro bụi phun ra từ núi lửa Sinabung ở Indonesia. 

Nui lua phun trao o Indonesia sinh ra bao dien set
 Khi tro bụi xám xịt bay lên từ núi lửa vào bầu trời đêm thì bỗng nhiên xuất hiện những tia chớp sáng chói.
Nui lua phun trao o Indonesia sinh ra bao dien set-Hinh-2
 Một cảnh tượng vô cùng kỳ thú hiện ra. 
Nui lua phun trao o Indonesia sinh ra bao dien set-Hinh-3
 Người ta cho rằng, sự va chạm của các hạt tro mịn trong không khí tạo ra một lượng lớn sự tích điện dẫn đến cơn bão sét.
Nui lua phun trao o Indonesia sinh ra bao dien set-Hinh-4
 Núi lửa Sinabung ở Bắc Sumatra (Indonesia) phun trào gây ra một cột tro bụi cao đến 3.000m trên bầu trời.
Nui lua phun trao o Indonesia sinh ra bao dien set-Hinh-5
 Sự phun trào của núi lửa này đã khiến nhiều người thiệt mạng. Một số ngôi làng nhỏ gần đó đã bị phá hủy bởi dòng dung nham.
Nui lua phun trao o Indonesia sinh ra bao dien set-Hinh-6
Hoa màu cũng bị phá hủy, buộc người dân phải bỏ nhà cửa sau khi núi lửa này phun trào.
Nui lua phun trao o Indonesia sinh ra bao dien set-Hinh-7
Núi lửa Sinabung chỉ là 1 trong số hơn 120 ngọn núi đang hoạt động ở Indonesia. 

Ngắm núi lửa từ vũ trụ đẹp mê mẩn

(Kiến Thức) - Hình ảnh núi lửa phun trào trông đẹp mê mẩn khi chúng ta quan sát từ trên vũ trụ.

Ngam nui lua tu vu tru dep me man
Những bức ảnh chụp núi lửa phun trào nhìn từ vũ trụ của Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) khiến người xem choáng ngợp vì tuyệt đẹp. Ảnh: Núi lửa Manam ở Papua New Guinea phun trào do vệ tinh của NASA chụp được. 
Ngam nui lua tu vu tru dep me man-Hinh-2
 Bốn hòn đảo núi lửa ở Alaska hiện lên như những nóc nhà cổ đầy thu hút.
Ngam nui lua tu vu tru dep me man-Hinh-3
Ngọn núi lửa Soufriere Hills “thức giấc” sau quãng thời gian ngủ yên khá lâu từ thế kỷ 17, trông vô cùng nổi bật với thảm thực vật màu đỏ. 
Ngam nui lua tu vu tru dep me man-Hinh-4
 Núi lửa Bromo là một trong năm ngọn núi lửa đang hoạt động đẹp nhất thế giới.
Ngam nui lua tu vu tru dep me man-Hinh-5
 Núi lửa Sarychev tại quần đảo Kuril, phía đông Nga phun trào tạo ra cột khói bụi khổng lồ cao 8km, nhìn vô cùng ấn tượng từ vũ trụ.
Ngam nui lua tu vu tru dep me man-Hinh-6
 Núi lửa Kliuchevskoi của Nga phun trào mạnh, tạo ra dòng nham thạch trải dài hàng km về phía Đông và Đông Nam.
Ngam nui lua tu vu tru dep me man-Hinh-7
 Mây tro, hơi nước và khí gas xuất hiện từ miệng núi lửa Pavlof trông vô cùng ngoạn mục.
Ngam nui lua tu vu tru dep me man-Hinh-8
 Cụm núi lửa Puyehue-Cordon-Caulle ở miền nam Chile kết tụ tạo thành một khối núi lớn trông vô cùng ấn tượng.
Ngam nui lua tu vu tru dep me man-Hinh-9
 Núi lửa Eyjafjallajokull tại Iceland.
Ngam nui lua tu vu tru dep me man-Hinh-10
 Miệng núi lửa Nyiragongo, Congo không chỉ có những dòng dung nham nóng chảy mà còn các đám mây khói trắng xóa tuyệt đẹp.
Ngam nui lua tu vu tru dep me man-Hinh-11
 Núi lửa Chaiten cao khoảng 1.000m, ở Nam Chile.
Ngam nui lua tu vu tru dep me man-Hinh-12
 Núi lửa Shinmoedake ở Nhật Bản trông vô cùng kỳ vĩ từ không trung.
Ngam nui lua tu vu tru dep me man-Hinh-13
 Núi lửa Merapi của Indonesia phun trào nhìn từ trên không trung.
Ngam nui lua tu vu tru dep me man-Hinh-14
Hình ảnh ấn tượng của núi lửa Api, Indonesia.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.