Đau lòng người phụ nữ tử vong vì bị chó cắn

Ngày 31/5, Trung tâm Y tế dự phòng TP.HCM chính thức có báo cáo trường hợp bà TTH (52 tuổi, ở phường 11, quận Gò Vấp) tử vong do bị chó dại cắn.

Theo báo cáo, chiều 10/5, bà H. than mệt, nhức mỏi, thèm nước nhưng không thể uống, khó thở nên được người nhà đưa tới Bệnh viện 175 (TP.HCM).
Hôm sau (11/5), bà H. than tê mặt và hai tay, xuất hiện triệu chứng sợ nước rõ rệt, sợ quạt, sợ ánh sáng… Đến sáng 12/5, bà H. rơi vào trạng thái kích thích, nói nhiều, ngắt quãng do khó thở và luôn đòi chết. Tối cùng ngày, bà H. có hiện tượng ngạt thở, tăng tiết mồ hôi, miệng sùi bọt mép… Do bệnh tình quá nặng nên người nhà xin về và tử vong do bị chó dại cắn.
Kết quả chẩn đoán của BV 175 khi cho bà H. xuất viện: Bệnh dại/Tăng huyết áp.
Ông Lê Minh Trí, Phó Trưởng trạm Phòng chống dịch và kiểm dịch động vật (Chi cục Thú y TP.HCM), cho biết kết quả kiểm tra dịch tễ ghi nhận chủ con chó cắn chết bà H. là người hàng xóm. “Chó giống đực, độ 2,5 tháng tuổi, lông màu cà phê sữa và có nguồn gốc ở tỉnh Tiền Giang. Chó chưa được tiêm ngừa dại” - ông Trí nói.
Dau long nguoi phu nu tu vong vi bi cho can
Chó nuôi cần được chích ngừa bệnh dại. Ảnh: Trần Ngọc/Pháp Luật TP.HCM. 
Theo ông Trí, bà H. thường qua nhà hàng xóm chơi và hay ôm chó vào người. Trong lần ôm ấp, bà H. bị chó cắn và chỉ rửa sơ bằng nước sạch, không đi tiêm ngừa. “Sau khi cắn bà H., con chó bị chủ xích vào cầu thang trong nhà. Hai ngày sau, chó có biểu hiện bỏ ăn, tru hú, hung dữ, cào chân người chăm sóc… và đã chết hôm sau. Sau khi chó chết, chủ nuôi khuyên bà H. tiêm ngừa dại nhưng bà này từ chối. Cuối cùng, bà H. tử vong vì bệnh dại” - ông Trí cho biết thêm.
“Điều đáng nói, ngoài bà H. còn có sáu người tiếp xúc với con chó chết vì bệnh dại, trong đó có một phụ nữ mang thai. Cơ quan thú y đề nghị chính quyền địa phương khuyến cáo những người nói trên đến cơ sở y tế để được điều trị dự phòng. Bên cạnh đó, chính quyền địa phương thực hiện tiêu độc sát trùng quanh khu vực bà H. sống và tiếp tục theo dõi tình hình tiêm phòng chó, mèo trong khu vực” - ông Trí nói.

Báo động nguy cơ bệnh dại lây lan trên diện rộng

(Kiến Thức) - Hiện tại, dịch bệnh dại đã xảy ra ở nhiều địa phương trong cả nước và đang có chiều gia tăng mạnh.

Mới đây nhất, theo Chi cục Thú y tỉnh Phú Thọ, từ đầu năm đến nay, trên địa bàn tỉnh đã phát hiện 22 ổ dịch bệnh dại, trong đó 9 ổ tại thành phố Việt Trì, 8 ổ tại huyện Phù Ninh, 4 ổ tại huyện Lâm Thao và 1 ổ tại huyện Đoan Hùng. Tại các ổ dịch đã phát hiện 27 con chó có biểu hiện của bệnh dại, 43 người bị chó nghi dại cắn, cào.
Còn tại Lào Cai, tình hình phơi nhiễm bệnh dại trên địa bàn vẫn có diễn biến phức tạp. Đã có 727 người phải tiêm vaccine phòng dại, 129 người tiêm huyết thanh kháng dại. Có 4 con chó mắc bệnh dại ở hai xã của 2 huyện Bảo Yên và Si Ma Cai cắn 9 người và cắn một số con chó khác cùng thôn.

Khuyến cáo các biện pháp phòng chống dịch dại

(Kiến Thức) - Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế vừa đưa ra khuyến cáo cho người dân đối với các biện pháp phòng chống bệnh dại.

Bệnh dại là một bệnh viêm não tủy cấp tính do virus dại gây nên. Người mắc bệnh dại là do động vật máu nóng (chủ yếu là do chó, mèo) bị bệnh dại truyền virus dại sang người qua vết cắn, vết cào,... trên da và niêm mạc bị tổn thương khi bị mắc bệnh dại lên cơn tỷ lệ tử vong là rất cao. Tuy nhiên, bệnh dại có thể dự phòng được.
Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới, trong 86 quốc gia có giám sát bệnh dại thì có tới 68 quốc gia có ổ dịch dại tự nhiên chủ yếu ở động vật hoang dã như: chồn (59%), dơi (15%), cầy (15%), cáo (3%) và một số các động vật khác. Chính nguồn virus dại khu trú từ động vật hoang dã là nguồn lây truyền virus dại thường xuyên sang động vật nuôi như: chó, mèo, trâu , bò, v.v... trong đó chó, mèo mắc bệnh dại nhiều nhất và là nguồn truyền virus dại nhiều nhất cho người và các động vật khác vì chúng di chuyển rộng và cắn lung tung.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.