Dấu hiệu đơn giản nhận biết cơ thể có bị nhiễm nấm Candida hay không

Không cần đến bệnh viện, chỉ cần một cốc nước là bạn sẽ biết cơ thể mình có nhiễm nấm Candida hay không. Trước khi đi ngủ, hãy rót 1 cốc nước và đặt bên cạnh giường.

Nấm men thích môi trường có độ ẩm cao, lúc đó chúng sẽ sinh sản rất nhanh. Do đó, vùng kín là nơi trú ngụ phổ biến nhất của nấm. Tuy nhiên, nó cũng sinh sôi trong miệng và trên da, thậm chỉ cả ở ngực và nhũ hoa nữa. Biểu hiện phổ biến nhất của nấm là gây ngứa ngấy không chịu được. Khi hoành hành trong âm đạo, nấm sẽ gây ra khí hư màu trắng xanh hoặc nặng hơn là màu vàng. Nếu không điều trị kịp thời, nấm có thể gây viêm loét âm đạo, u xơ tử cung... Nấm candida tồn tại trong miệng. Kiểm nghiệm sự có mặt của Candida trong cơ thể.
Dau hieu don gian nhan biet co the co bi nhiem nam Candida hay khong
Ảnh minh họa. 
Khi thức dậy vào sáng hôm sau, bạn hãy nhổ ngay nước bọt vào trong ly nước đã chuẩn bị sẵn. Không nên chờ đợi có quá nhiều nước bọt, chỉ cần nhổ hết số nước bọt có trong khoang miệng khi vừa thức dậy là được.
Sáng dậy bạn nhổ ngay nước bọt có trong miệng vào ly.
Sau đó chờ từ 1-3 phút để đọc kết quả:
- Nếu nước bọt vẫn còn trên bề mặt nước, mức độ Candida trong cơ thể bạn là bình thường.
- Nếu nước bọt trở nên mờ đục chìm xuống đáy hoặc có dải dài chảy xuống, hay các phần nhỏ nước bọt li ti lắng xuống đáy cốc từ từ, bạn chắc chắn đang nhiễm nấm Candida ở mức báo động.
Lúc này, bạn nên đến bác sĩ phụ khoa để điều trị dứt điểm. Việc điều trị nấm có thể mất khá nhiều thời gian và hơi vất vả, nhưng bạn nên theo đến cùng chứ đừng chịu đựng cơn ngứa hành hạ nhé.
Bên cạnh đó, các chuyên gia khuyên bạn nên tiết chế đường trong khẩu phần ăn, vì nấm rất ưa đường. Cụ thể:
- Bữa ăn của bạn nên bao gồm 60% rau xanh, 20% protein (trứng, thịt gà, cá, đậu nành và các loại đậu), 10% carbohydrate phức tạp (yến mạch, lúa mì, ngũ cốc, đậu và gạo) và 10% trái cây tươi. Giữa bữa nên ăn sữa chua probiotic để tăng cường lợi khuẩn đường ruột.
- Hạn chế: thực phẩm có chứa nấm men như bánh pizza, bia, bánh mì trắng, bánh nướng và đồ uống có cồn nói chung.
Dấu hiệu, triệu chứng bệnh phụ khoa thường gặp
1. Viêm âm đạo
Dấu hiệu và triệu chứng thường gặp nhất của viêm âm đạo là:
- Thay đổi màu sắc, mùi và lượng huyết trắng;
- Âm đạo ngứa hoặc rát;
- Đau khi quan hệ tình dục;
- Đau khi đi tiểu;
- Xuất huyết âm đạo nhẹ.
2. Viêm lộ tuyến cổ tử cung
Căn bệnh này ít khi gây ra những triệu chứng rõ ràng, nhiều người chỉ phát hiện bản thân bị bệnh sau những buổi khám bệnh định kì. Các dấu hiệu và triệu chứng có thể xảy ra bao gồm:
- Khí hư màu vàng hoặc xám nhạtl
- Xuất huyết âm đạo bất thường (sau quan hệ tình dục, giữa các kì kinh nguyệt, ...)
- Đau đớn khi quan hệ tình dục;
- Đi tiểu khó khăn, đau đớn hoặc thường xuyên;
- Đau bụng;
- Sốt.
3. U xơ cổ tử cung
Nhiều phụ nữ bị u xơ tử cung mà không xuất hiện bất kì triệu chứng nào. Trong những trường hợp đó, có thể dấu hiệu đã bị ảnh hưởng bởi vị trí, kích thước và số lượng của khối u xơ.
Đối với những phụ nữ mắc bệnh u xơ cổ tử cung, các dấu hiệu phổ biến nhất là:
- Chảy nhiều máu hơn vào kì kinh nguyệt;
- Kinh nguyệt kéo dài hơn 1 tuần;
- Vùng chậu chịu áp lực hoặc đau đớn;
- Thường xuyên đi tiểu;
- Táo bónl
- Đau lưng hoặc đau chân;
- Đau cấp tính (khi khối u mất nguồn cung máu và bắt đầu chết đi).

Đâu chỉ vùng kín, những bộ phận sau rất dễ nhiễm nấm men

(Kiến Thức) - Nhiễm trùng nấm men nghe qua ai cũng nghĩ chỉ có ở vùng kín phụ nữ. Tuy nhiên, một số bộ phận khác của cơ thể cũng rất dễ nhiễm nấm.

Nhiễm nấm vùng kín (hay nhiễm trùng nấm men) là do vi khuẩn thường trú trong đường sinh dục và đường ruột gây ra. Khi môi trường âm đạo bị mất cân bằng, nhiễm nấm vùng kín có thể dẫn tới viêm âm đạo, nhiễm trùng.
Bệnh viêm âm đạo không những gây khó chịu cho chị em mà nếu để lâu dài có thể khiến tình trạng nhiễm trùng lây lan sang các bộ phận khác của cơ quan sinh sản như vòi trứng, buồng trứng, ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Nấm men không chỉ phát triển ở môi trường âm đạo mà những nơi ẩm ướt và bóng tối của cơ thể. Dưới đây là những chỗ trên cơ thể dễ làm nấm men phát triển.

Những thói quen hàng ngày làm tăng nguy cơ nhiễm nấm ở phụ nữ

Dưới đây là một số thói quen hàng ngày có thể làm tăng nguy cơ nhiễm nấm ở phụ nữ, do đó chúng ta cần phải phải để tránh xa những điều này.

Nhung thoi quen hang ngay lam tang nguy co nhiem nam o phu nu
Ăn quá nhiều thức ăn vặt: Nấm Candida được biết sinh sản trong môi trường có nhiều đường. Vì vậy, càng có nhiều đường trong chế độ ăn uống bạn càng có khả năng bị nhiễm nấm men. Giảm đường là bước đầu tiên để loại bỏ sự nhiễm trùng của nấm. 

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.