Dấu hiệu cảnh báo cơ thể bị thiếu kẽm

Nếu bạn thấy cơ thể có những dấu hiệu dưới đây thì coi chừng bị thiếu kẽm.

Da bạn chưa bao giờ tệ hơn
6% kẽm trong cơ thể nằm ở da bạn. Và xét đến việc khoáng chất này giúp giảm tình trạng viêm, tiêu diệt vi khuẩn và tăng cường hấp thu các vitamin A và E, không lạ gì khi mức kẽm thấp được ghi nhận làm tăng rủi ro nổi mụn trứng cá.

Dau hieu canh bao co the bi thieu kem

Ảnh minh họa,

Rối loạn tiêu hóa
Kẽm phối hợp cùng protein đóng một vai trò quan trọng trong tất cả các bộ phận của cơ thể. Chúng hỗ trợ gần 100 loại enzim tham gia các quá trình khác nhau bao gồm cả tiêu hóa. Kẽm đóng vai trò như chất phụ gia trong tất cả các hoạt động tiêu hóa, cơ thể bạn không thể tiêu hóa thức ăn và hấp thụ chất dinh dưỡng mà không có nó.Các triệu chứng thiếu kẽm như buồn nôn, tiêu chảy rất dễ nhầm lẫn với tình trạng không dung nạp gluten. Để tránh tình trạng thiếu kẽm, trong các bữa ăn hàng ngày, bạn nên thêm một số thực phẩm giàu kẽm như sò ốc và sữa chua.
Đau nhức người
Nếu như bạn cảm thấy đau nhức cơ bắp vài ngày sau khi tập luyện hoặc có những vết thâm tím, hãy cẩn thận. Tình trạng thiếu kẽm sẽ làm chậm quá trình làm lành các vết thương. Việc chữa lành các vết thương khác nhau ở từng người vì vậy không có quy tắc nhanh hay chậm. Tuy nhiên, nếu như bạn nhận thấy cơ thể đang dần hồi phục sau khi bổ sung kẽm, lúc này bạn có thể kết luận thiếu hụt kẽm chính là thủ phạm dẫ đến tình trạng trên.

Dau hieu canh bao co the bi thieu kem-Hinh-2

Cảm cúm là “định chuẩn”
Không có đủ mức kẽm, hệ miễn dịch của chúng ta không thể vận hành hiệu quả. Kết quả là một hệ thống miễn dịch bị suy yếu và thời gian lành bệnh kéo dài lâu hơn, theo Women’s Health.
Rụng tóc
Nếu nhận thấy tóc mỗi ngày một ít đi, hãy nhanh chóng kiểm tra nồng độ kẽm trong cơ thể. Thiếu kẽm có thể khiến tóc rụng. Ngoài rụng tóc, đôi khi thiếu kẽm còn gây ra triệu chứng tiêu chảy, bất lực, tổn thương mắt và da.
Mất mùi vị
Ngoài nhiệm vụ duy trì sức khỏe cho hệ miễn dịch và thúc đẩy sự tăng trưởng của tế bào, kẽm cũng rất quan trọng đối với vị giác và khứu giác. Thiếu kẽm có thể dẫn tới tình trạng không cảm nhận được hương vị của thức ăn, nhất là những người trên 60 tuổi.
Mất thính lực
Bên cạnh vị giác và khứu giác, kẽm cũng có liên quan tới thính giác. Trong một nghiên cứu trên 100 bệnh nhân, các nhà khoa học nhận thấy, ở những người có nồng độ kẽm thấp, khả năng nghe rất kém. Một nghiên cứu khác tiến hành ở 66 bệnh nhân đang điều trị vấn đề thính lực bằng phương pháp bổ sung kẽm, các nhà khoa học phát hiện những người được bổ sung kẽm, thính lực có chiều hướng tăng lên đáng kể sau một thời gian điều trị.
Lí giải điều này, các nhà khoa học nói rằng có thể do kẽm có tác dụng chống oxy hóa và chống viêm nên đã làm giảm bớt quá trình oxy hóa ở tai trong

Để khỏe mạnh bạn không thể không biết 5 nguy cơ gây thiếu kẽm đâu

Nếu bạn muốn ngăn ngừa tình trạng thiếu kẽm, bạn cần biết các yếu tố tăng nguy cơ thiếu kẽm.

Nghiện rượu
De khoe manh ban khong the khong biet 5 nguy co gay thieu kem dau
 Uống quá nhiều rượu trong thời gian dài có thể khiến bạn có nguy cơ bị thiếu kẽm.

Bác sĩ cảnh báo hàng loạt bệnh hay gặp chỉ vì thiếu chất này

(Kiến Thức) - Bạn có thể bị rụng tóc, loét da, dị ứng, nám mụn hay da lão hóa sớm cũng có thể do thiếu kẽm.

Trao đổi cùng Kiến Thức, bác sĩ Lương Trường Sơn, Phụ trách phòng khám Da liễu Đồng Diều cho hay, kẽm là một vi chất dinh dưỡng đóng vai trò không thể thiếu trong hoạt động bình thường của cơ thể con người. Kẽm đã được chứng minh là có vai trò điều hòa miễn dịch, chống oxy hóa và chống viêm.

Trong cơ thể người, kẽm được duy trì ổn định ở trọng lượng 2-3g. Da là mô có nhiều kẽm thứ ba trong cơ thể với các tỉ lệ sau: cơ xương 60%, xương 30%, gan 5% và da 5%.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.