Đất nước mất 6 tháng tiêm vắc xin COVID-19 được 2% dân số

Hệ thống chăm sóc sức khỏe của Papua New Guinea tê liệt vì đại dịch COVID-19 và thông tin sai lệch, sự thờ ơ với vắc xin gây ra nhiều ca tử vong.

Trong khi hệ thống chăm sóc sức khỏe của Papua New Guinea sụp đổ dưới sức nặng của làn sóng COVID-19 thứ 3, tỷ lệ tiêm chủng của quốc gia này vẫn ở mức rất thấp.

Hiện chỉ có khoảng 2% trong tổng 8,9 triệu dân của đất nước tiêm chủng đầy đủ. Trong khi đó, quốc đảo ở châu Úc ghi nhận hàng trăm trường hợp mắc mới mỗi ngày.

Dat nuoc mat 6 thang tiem vac xin COVID-19 duoc 2% dan so

Lấy mẫu xét nghiệm cho người dân ở Papua New Guinea. Ảnh: Guardian

Sau khi số bệnh nhân COVID-19 giảm nhẹ trong khoảng thời gian từ tháng 6 đến tháng 9, nước này đã bước vào đợt dịch thứ ba vào tháng 9 năm nay.

Kể từ đó, số ca lây nhiễm mới hằng ngày đã tăng từ 100 lên mức cao nhất là 975 vào ngày 3/11. Tuy nhiên, các nhà chức trách tin rằng con số thực tế cao hơn do tỷ lệ xét nghiệm thấp.

Bác sĩ Glen Liddell Mola cho biết, ngay cả những người trẻ tuổi cũng đang chết vì virus SARS-CoV-2.

“Tôi đã làm trong ngành y 50 năm và không còn nhiều tình huống khiến tôi thấy sợ hãi. Nhưng chứng kiến những người trẻ tuổi chết vì COVID-19 đã có một tác động rất lớn đối với tôi. Họ chết vì suy hô hấp, họ không còn sức để thở thêm nữa”, bác sĩ Mola nói.

Tỷ lệ tiêm chủng của Papua New Guinea rất thấp so với các nước, vùng lãnh thổ láng giềng ở Thái Bình Dương. Nauru đã tiêm phòng cho toàn bộ người trưởng thành vào tháng 5, Fiji đạt hơn 80% và New Caledonia đạt 93%.

Hệ thống y tế quá tải và thiếu vắc xin bảo vệ của Papua New Guinea đang gây ra hậu quả chết người. Hiện tổng số ca tử vong do COVID-19 ở đây là 413 người khiến dịch vụ tang lễ gặp khó khăn.

Người phụ trách việc đối phó với đại dịch của đất nước, David Manning, gần đây đã cho phép chôn cất cùng lúc 200 thi thể sau khi nhà tang lễ ở Thủ đô Port Moresby quá tải.

Bất chấp sự hỗ trợ về vắc xin từ Australia, New Zealand, Mỹ và Trung Quốc, việc tiêm chủng vẫn khó khăn do người dân còn chần chừ do sự hiểu biết về khoa học ở mức độ thấp, niềm tin vào phép thuật và những điều mê tín.

Việc phân phối vắc xin gặp thách thức bởi địa hình đa dạng và dân số phân tán của đất nước.

Nhân viên y tế cũng e ngại với việc tiêm vắc xin COVID-19. Giám đốc điều hành Bệnh viện Đa khoa Port Moresby, bác sĩ Paki Molumi, thông tin, chưa đến 10% số y tá được tiêm chủng đầy đủ mặc dù bệnh nhân nhiễm COVID thường xuyên đến khám chữa.

“Làn sóng thứ ba đang tràn qua hầu hết các vùng của đất nước. Đây là giai đoạn tồi tệ nhất của cuộc khủng hoảng”, Tiến sĩ Molumi nói.

“Tỷ lệ tiêm chủng rất thấp khiến những nơi cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe chịu nhiều áp lực. Chúng tôi không thể dự đoán con số của các ngày sau đó”.

Người bị bệnh nền có tiêm vắc-xin Covid-19 được không?

Bạn đọc Võ Tuấn Hải (quận Bình Thạnh, TP HCM) hỏi: "Người già thường mắc các bệnh mạn tính. Vì vậy, để chăm sóc sức khỏe tốt trong dịch Covid-19 thì cần làm những gì? Có tiêm vắc-xin Covid-19 được không?"

Bác sĩ Trương Hữu Khanh (Bệnh viện Nhi Đồng 1, TP HCM) trả lời:
Người có bệnh mạn tính cần uống thuốc đều theo toa của bác sĩ, ăn uống, thể dục, nghỉ ngơi điều độ để có sức khỏe tốt và nhất là tranh thủ đăng ký, tiêm vắc xin Covid-19 khi được địa phương yêu cầu.

Tại sao tiêm mũi vắc xin COVID-19 thứ 2 có thể có phản ứng phụ mạnh hơn?

Nhiều người sau khi tiêm mũi vắc xin Covid-19 đầu tiên thì không có phản ứng phụ xuất hiện hoặc có nhưng nhẹ. Tuy nhiên, sau khi tiêm mũi thứ 2 các phản ứng phụ này mạnh hơn.

Phần lớn mọi người sau khi tiêm vắc xin Covid-19 sẽ gặp các phản ứng như sốt, mệt mỏi, đau đầu, đau nhức tại vết tiêm trên cánh tay. Theo các bác sĩ thì đây là một điều tốt bởi nó là dấu hiệu cho thấy vắc xin đã kích hoạt phản ứng của hệ thống miễn dịch của bạn.

Tiến sĩ Debra Powell, trưởng bộ phận bệnh truyền nhiễm tại Tower Health ở Pennsylvania cho biết: “Khi bạn cảm thấy ốm hoặc sốt, phần lớn là cơ thể bạn đang phản ứng. Các triệu chứng này chỉ xảy ra trong thời gian rất ngắn và không là gì so với việc nhiễm COVID-19 phải nằm viện".

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.