1. Ăn trứng vịt lộn vào buổi tối
Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết không nên ăn trứng vịt lộn vào buổi tối vì nó có thể gây khó chịu, đầy hơi, không tiêu hóa được. Thời điểm thích hợp nhất là ăn vào buổi sáng.
2. Ăn trứng để qua đêm
Nếu để trứng vịt lộn qua đêm có thể gây biến chất, sinh ra vi khuẩn có hại. Do vậy bạn không nên ăn trứng vịt lộn để qua đêm.
3. Ăn trứng không có rau răm
Không phải bỗng nhiên mà chúng ta thường ăn trứng vịt lộn với rau răm. Đây là loại rau thơm có tác dụng sát trùng, chống đầy hơi, giữ ấm bụng. Loại rau này khi ăn kèm với trứng vịt lộn sẽ giúp cân bằng âm dương, tránh bị đầy hơi, lạnh bụng.
4. Ăn quá nhiều
Trong một quả trứng vịt lộn có chứa 182kcal năng lượng, 60mg cholesterol, 212g phốt pho, 82mg canxi, 12,4g lipit, 13,6g protein. Bên cạnh đó, trong trứng vịt lộn còn có sắt, vitamin, betacarotene,…
Nếu ăn trứng vịt lộn quá nhiều có thể làm tăng lượng cholesterol trong máu và có thể gây nên các vấn đề như dư thừa vitamin A, đái tháo đường, các bệnh về tim mạch.
5. Ăn chung với óc lợnÓc lợn và trứng vịt lộn là 2 thực phẩm khiến hàm lượng cholesterol trong máu tăng cao nếu như ăn cùng nhau. Một số người có thể gặp phải vấn đề tăng huyết áp đột ngột và thậm chí có thể gây tử vong.
6. Ăn trứng vịt lộn uống nước camUống nước cam khi đang ăn trứng vịt lộn có thể gây nên tình trạng xấu cho sức khỏe chẳng hạn như tiêu chảy, chướng bụng,… Nguyên nhân là bởi hàm lượng protein trong trứng phản ứng lại với axit tartaric có trong quả cam.
7. Ăn trứng vịt lộn cùng thịt thỏ và ngỗngThịt thỏ và thịt ngỗng là những thực phẩm có tính hàn nên không nên ăn chung với trứng vịt lộn. Không chỉ vậy, chúng còn chứa các chất có hoạt tính sinh học. Khi ăn chung có thể gây nên các vấn đề như đau bụng, tiêu chảy làm ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa.
8. Ăn trứng vịt lộn uống nước chèUống nước chè sau khi ăn trứng vịt lộn có thể giúp miệng không còn mùi tanh. Tuy nhiên trong nước chè có hàm lượng axit tannic cao nếu kết hợp với protein trong trứng vịt lộn có thể gây khó tiêu, đầy bụng.