“Đại gia” Hứa Thị Phấn chiếm đoạt 1.338 tỷ mắc bệnh nan y gì không đến tòa?

(Kiến Thức) - Ngày 15/11, TAND TP.HCM mở phiên xét xử đối với Hứa Thị Phấn về tội “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”. Tuy nhiên, bà Phấn vẫn vắng mặt tại tòa vì đang nằm viện do bị mất 93% sức khỏe vì các bệnh tăng huyết áp, tiểu đường.

Theo cáo trạng, tổng số tiền Hứa Thị Phấn chiếm đoạt của NH Đại Tín là hơn 1.338 tỷ đồng. Trong vụ án này, bà Phấn bị coi là chủ mưu và chịu trách nhiệm về toàn bộ số tiền chiếm đoạt. Hôm nay (15/11), tòa án mở phiên xét xử với bà Phấn nhưng bị cáo lại vắng mặt do bị mất 93% sức khỏe vì các bệnh tăng huyết áp, tiểu đường.
Cụ thể, theo quyết định trưng cầu giám định sức khỏe của Cơ quan CSĐT – Bộ Công an, Trung tâm Pháp y đã kết luận bà Phấn bị cao huyết áp, tiểu đường, thoái hóa cột sống thắt lưng; không có khả năng đi lại. Từ căn cứ trên, hội đồng giám định đã kết luận tỷ lệ tổn thương cơ thể do bệnh lên đến 93%, điều này đồng nghĩa hiện sức khỏe của bà Phấn chỉ còn lại 7%, tại thời điểm có kết luận giám định.
“Dai gia” Hua Thi Phan chiem doat 1.338 ty mac benh nan y gi khong den toa?
Hứa Thị Phấn đang nằm viện vì bị mất 93% sức khỏe vì các bệnh tăng huyết áp, tiểu đường. Ảnh: Vietnamnet. 

Bà Phấn ngày càng suy kiệt do biến chứng của bệnh tiểu đường và gout, dẫn đến hai chân tím đen, các ngón chân lở loét nặng. Do đó, kể từ khi khởi tố đến nay, Cơ quan CSĐT Bộ Công an chưa thể hỏi cung bị can Phấn về hành vi phạm tội.

Bệnh đái tháo đường (hay còn gọi là tiểu đường) được xếp vào top những bệnh nguy hiểm nhất hiện nay. Bệnh đái tháo đường, cụ thể là đái tháo đường tuýp 2 phát triển một cách thầm lặng, âm ỉ. Khi bệnh có biểu hiện ra ngoài là đã đến giai đoạn nặng và một số người bệnh có thể bắt đầu xuất hiện biến chứng.

Các biến chứng bệnh đái tháo đường tuýp 2 bao gồm:

Biến chứng tim mạch

Bệnh tim mạch là nguyên nhân phổ biến nhất gây tử vong ở người đái tháo đường. Ảnh hưởng do tăng đường huyết có thể gây ra các bệnh lý động mạch vành (dẫn đến nhồi máu cơ tim) và đột quỵ. Huyết áp cao, cholesterol cao, glucose máu cao và các yếu tố nguy cơ khác góp phần làm tăng nguy cơ biến chứng tim mạch.

Biến chứng thận

Bệnh tiểu đường gây ra các tổn thương mạch máu nhỏ ở thận dẫn đến thận hoạt động kém hiệu quả hoặc suy thận. Bệnh thận phổ biến ở những người mắc tiểu đường hơn những người không mắc. Việc duy trì mức glucose máu và huyết áp bình thường làm giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh thận.

Bệnh thần kinh ngoại vi

Bệnh đái tháo đường 2 có thể gây tổn thương thần kinh khắp cơ thể khi glucose máu và huyết áp quá cao. Điều này dẫn đến các vấn đề về tiêu hóa, rối loạn cương dương và nhiều chức năng khác.

Trong các khu vực bị ảnh hưởng nhiều nhất là các chi, đặc biệt là bàn chân do cấu tạo giải phẫu thần kinh mạch máu và tư thế của con người khác biệt hơn các cơ quan khác. Tổn thương thần kinh ở vùng này được gọi là bệnh lý thần kinh ngoại biên và có thể dẫn đến đau, ngứa và mất cảm giác. Mất cảm giác là dấu hiệu đặc biệt nghiêm trọng vì nó khiến bạn mất chú ý với các chấn thương, dẫn đến nhiễm trùng nặng có thể phải cắt cụt chi. Những người tiểu đường có nguy cơ cắt cụt chi cao gấp 25 lần so với người bình thường.

Bệnh võng mạc mắt

“Dai gia” Hua Thi Phan chiem doat 1.338 ty mac benh nan y gi khong den toa?-Hinh-2
Bệnh đái tháo đường (hay còn gọi là tiểu đường) được xếp vào top những bệnh nguy hiểm nhất hiện nay. Ảnh: Internet. 
Hầu hết những người mắc bệnh đái tháo đường sẽ phát triển một số loại bệnh về mắt làm giảm thị lực hoặc mù lòa. Mức glucose máu cao liên tục cùng với huyết áp tăng và cholesterol cao là những nguyên nhân chính gây ra bệnh lý võng mạc. Tình trạng này có thể được kiểm soát qua kiểm tra mắt thường xuyên. Giữ ổn định mức glucose máu và huyết áp gần hoặc bình thường.
Ngoài ra, bệnh cao huyết áp mà bà Hứa Thị Phấn mắc phải cũng là bệnh lý tim mạch nguy hiểm. Bệnh này được xem như “kẻ giết người thầm lặng” vì toàn bộ sự tiến triển của bệnh thường diễn ra trong âm thầm không có triệu chứng. Hiện nay Việt Nam có khoảng 12 triệu người mắc phải, nghĩa là trung bình cứ 5 người trưởng thành thì có 1 người mắc bệnh.
Cao huyết áp nếu không được kiểm soát sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm:
Đau tim, đột quỵ: tăng huyết áp làm xơ cứng và dày thành mạch ( xơ vữa động mạch), có thể dẫn đến cơn đau tim, đột quỵ hoặc các biến chứng khác
Chứng phình động mạch: huyết áp tăng khiến thành mạch yếu đi và phình ra, hình thành chứng phình động mạch. nếu mạch máu bị vỡ có thể đe dọa đến tính mạng.
Suy tim: Để bơm máu chống lại áp lực cao ở thành mạch, tim của bạn phải hoạt động nhiều hơn, dẫn đến phì đại thất trái. Khi cơ tim dày lên sẽ khó bơm đủ máu để đáp ứng nhu cầu của cơ thể, điều này có thể dẫn đến suy tim.
Ngoài ra, cao huyết áp còn có thể gây biến chứng suy thận do nguy cơ thu hẹp động mạch thận khi THA, xuất huyết võng mạc
Hội chứng chuyển hoá: Hội chứng này bao gồm một nhóm các rối loạn chuyển hoá của cơ thể bạn, bao gồm: tăng vòng eo, tăng triglycerides, giảm HDL-C ( cholesterol tốt), nồng độ insulin cao. Những rối loạn này khiến bạn dễ mắc bệnh tiểu đường, bệnh tim, đột quỵ
Biến chứng não: Các động mạch bị thu hẹp khiến máu khó lưu thông đến não, dẫn đến đột quỵ, xuất huyết não, nhồi máu não, chứng mất trí nhớ.

Những hình ảnh cảnh báo tác hại khủng khiếp của đường

(Kiến Thức) - Chiến dịch "Sweet Kills" tung ra nhiều bức ảnh được tạo nên từ đồ ăn vặt ngọt ngào tái hiện biến chứng của bệnh tiểu đường. 

Nhung hinh anh canh bao tac hai khung khiep cua duong

Một chiến dịch do Hiệp hội Tiểu đường Thái Lan khởi xướng với nhiều hình ảnh đáng sợ về biến chứng khủng khiếp của bệnh tiểu đường 

Đoán tình trạng sức khỏe qua mùi cơ thể

(Kiến Thức) - Có một số mùi cơ thể thông thường có thể báo hiệu một vấn đề sức khoẻ nghiêm trọng.

1. Hơi thở có mùi hoa quả là một triệu chứng của bệnh tiểu đường: Một biến chứng của bệnh tiểu đường được gọi là bệnh đái tháo đường xảy ra khi cơ thể bạn có lượng insulin thấp và tăng lượng đường trong máu. Một trong những lý do chính khiến hơi thở của bạn có mùi trái cây là sự tích tụ xeton trong máu.
Ảnh: Boldsky.
Ảnh: Boldsky.
2. Mùi hôi chân: Mùi cơ thể này có thể là dấu hiệu của bệnh nhiễm trùng nấm. Nếu bạn có làn da khô, vảy quanh ngón chân, cùng với vết đỏ và vết loét, bạn có thể bị nhiễm trùng nấm.

3. Phân có mùi hôi là triệu chứng của sự không dung nạp đường lactose: Khi ruột non của bạn không sản xuất đủ chất lactose, đó là một enzyme, nó không thể tiêu hóa lactose là đường có trong các sản phẩm từ sữa. Vì vậy, ruột non chỉ đạo lactose trực tiếp vào ruột kết, thay vì máu của bạn. Ở đây, vi khuẩn ruột sẽ lên men, dẫn đến phân lỏng, hôi thối.

Ảnh: Boldsky.
Ảnh: Boldsky.  

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.