Cục Y tế dự phòng tăng cường phòng chống dịch bệnh MERS-CoV

(Kiến Thức) - Cục Y tế dự phòng đã có chỉ đạo cụ thể để chủ động phòng chống dịch bệnh MER-CoV không xâm nhập vào Việt Nam.

Ngày 28/1, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), trong năm 2015 và đầu năm 2016 dịch bệnh Hội chứng viêm đường hô hấp Trung Đông do virus Corona (MER-CoV) vẫn diễn biến phức tạp tại khu vực Trung Đông và trên thế giới.
Tại khu vực Trung Đông dịch bệnh MER-CoV đang lưu hành và liên tục ghi nhận các trường hợp mắc. Đặc biệt, ngày 23/1/2016, Bộ Y tế công cộng Thái Lan thông báo đã ghi nhận trường hợp mắc bệnh MER-CoV thứ 2 tại Thái Lan.
Cuc Y te du phong tang cuong phong chong dich benh MERS-CoV
Kiểm tra thân nhiệt hành khách ở cửa khẩu Nội Bài. (Ảnh: Hữu Việt/TTXVN).
Để chủ động phòng chống và tiếp tục ngăn chặn thành công dịch bệnh MER-CoV không xâm nhập vào Việt Nam, Cục Y tế dự phòng đề nghị các Viện Vệ sinh dịch tễ, Pasteur tăng cường giám sát trường hợp nghi ngờ mắc bệnh; lấy mẫu xét nghiệm tại các điểm giám sát cúm trọng điểm và hội chứng viêm phổi cấp tính nhằm phát hiện sớm các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh; đồng thời sẵn sàng hỗ trợ địa phương về công tác giám sát, đáp ứng phòng chống dịch MER-CoV nếu có dịch xảy ra.
Các bệnh viện trực thuộc Trung ương thực hiện nghiêm túc các biện pháp phòng hộ cá nhân đối với nhân viên y tế khi khám, chăm sóc, điều trị các trường hợp viêm đường hô hấp cấp.
Các đơn vị y tế triển khai tốt công tác phòng chống nhiễm khuẩn và lây nhiễm chéo trong bệnh viện; đồng thời phối hợp với các đơn vị y tế dự phòng tăng cường lấy mẫu xét nghiệm các trường hợp nghi ngờ; đặc biệt là người bệnh đi (đến) từ vùng có dịch ở Trung Đông để chuẩn đoán, xác định bệnh MERS-CoV.
Sở y tế các tỉnh, thành phố tăng cường giám sát chặt chẽ người nhập cảnh, lưu ý người trở về từ các quốc gia đang có dịch bệnh gia tăng trong dịp Tết Nguyên đán; thực hiện kiểm tra sàng lọc nhằm phát hiện sớm các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh để chủ động cách ly, quản lý và lấy mẫu xét nghiệm theo định.
Sở y tế các tỉnh, thành phố thực hiện giám sát chặt chẽ tại cộng đồng và cơ sở y tế đối với các trường hợp viêm đường hô hấp cấp không rõ nguyên nhân, nghi ngờ mắc bệnh MER-CoV để hướng dẫn việc theo dõi sức khỏe và quản lý kịp thời nếu có các các triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh.

Việt Nam sẵn sàng kích hoạt kịch bản chống MERS khẩn cấp

(Kiến Thức) - Theo Thứ trưởng Bộ Y tế, ngay khi phát hiện người nhiễm MERS-CoV, kịch bản chống MERS khẩn cấp ở nước ta sẽ được kích hoạt.

Để đối phó, phòng chống dịch bệnh MERS nguy hiểm chết người lây lan vào nước ta, Bộ Y tế đã lên kịch bản chống MERS khẩn cấp, đồng thời đưa ra quy trình thu dung, điều trị khẩn cấp nếu phát hiện người nhiễm MERS ở Việt Nam.
 Để đối phó, phòng chống dịch bệnh MERS nguy hiểm chết người lây lan vào nước ta, Bộ Y tế đã lên kịch bản chống MERS khẩn cấp, đồng thời đưa ra quy trình thu dung, điều trị khẩn cấp nếu phát hiện người nhiễm MERS ở Việt Nam.
Theo đó, khi sàng lọc, phát hiện người nhập cảnh vào nước ta qua đường hàng không nhiễm MERS, thì quy trình khẩn cấp ứng phó với dịch MERS sẽ được kích hoạt ngay lập tức từ sân bay đến nơi điều trị.
 Theo đó, khi sàng lọc, phát hiện người nhập cảnh vào nước ta qua đường hàng không nhiễm MERS, thì quy trình khẩn cấp ứng phó với dịch MERS sẽ được kích hoạt ngay lập tức từ sân bay đến nơi điều trị. 

Hàn Quốc lại phát hiện người dương tính với virus MERS-CoV

(Kiến Thức) - Theo thông tin từ Bộ Y tế Hàn Quốc, bệnh nhân cuối cùng nhiễm virus MERS-CoV tại nước này đã nhập viện trở lại vì xét nghiệm dương tính với MERS.

Theo đó, trong thông báo ngày 15/10/2015 của Bộ Y tế và Phúc lợi Hàn Quốc, trường hợp nhiễm virus MERS-CoV cuối cùng (được xuất viện sau khi xét nghiệm âm tính tại Bệnh viện Đại học quốc gia Hàn Quốc đầu tháng 10) đã phải nhập viện trở lại do xuất hiện các triệu chứng bệnh, bao gồm cả sốt, vào ngày 11/10/2015.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.