Cụ bà đan áo bằng chính tóc rụng của mình

"Những người bạn già của tôi bảo rằng phụ nữ không vứt bỏ tóc rụng sau khi chải vì người đó coi như đang vứt đi sắc đẹp của mình."

Để con cháu luôn nhớ tới mình ngay cả khi đã qua đời, cụ bà Ortansa Pascariu (65 tuổi) người Rumani đã tự tay đan một chiếc áo bằng chính những sợi tóc rụng của mình trong suốt hơn 20 năm.
Cu ba dan ao bang chinh toc rung cua minh
Bà Ortansa tự hào khoe chiếc áo làm từ tóc của chính mình. 
Trang Express đưa tin, bà Ortansa sinh ra và lớn lên tại một ngôi làng nhỏ nằm ở phía Đông bắc đất nước. Nơi đây hiện vẫn tồn tại một phong tục khá kỳ lạ đó chính là người phụ nữ không bao giờ vứt bỏ những cọng tóc rụng của mình.
“Những người bạn già của tôi bảo rằng phụ nữ không vứt bỏ tóc rụng sau khi chải vì người đó coi như đang vứt đi sắc đẹp của mình. Vì vậy mà chúng tôi giữ lại chúng”, Ortansa giải thích.
Cu ba dan ao bang chinh toc rung cua minh-Hinh-2
Phụ nữ trong làng không bao giờ vứt đi những sợi tóc rụng. 
Đa số dân làng của Ortansa tin rằng tóc của người phụ nữ có gắn kết mật thiết tới nhan sắc bên ngoài, đồng thời mang tới nhiều may mắn cho cuộc sống sau này của họ. Chính vì vậy, mỗi lần thấy bất kỳ sợi tóc nào rụng, bà cùng những người chị em của mình đều gom chúng lại và cất cẩn thận vào trong một chiếc túi vải được may vá cầu kỳ.
Sau hơn 20 năm, số lượng tóc rụng được bà Ortansa cất giữ ngày càng chiếm chỗ nhiều hơn. Cũng từ đây, bà bắt đầu trăn trở suy nghĩ xem mình nên làm gì với túi tóc đó.
Ortansa vẫn nhớ như in cái ngày bà đưa ra quyết định “trưng dụng” số tóc rụng của mình: “Tôi bắt đầu gom tóc rụng khi 40 tuổi và bây giờ tôi đã 60, chỗ tóc đó có khi phải nặng tới 1 kg rồi. Thế là một ý nghĩ điên rồ chợt hiện lên trong đầu tôi “Chúng đủ để may một chiếc áo, sao lại không nhỉ?”
Những người biết chuyện đều cho rằng việc làm của cụ bà là kỳ quặc và tốn thời gian. Bỏ bên tai nhiều lời xì xào khó nghe, Ortansa vẫn kiên trì hoàn thiện bằng được “chiếc áo có một không hai” của mình.
Được biết, mỗi sợi “chỉ” may được gộp từ 2 sợi tóc nên chiếc áo được đánh giá là khá “bền” không thua kém gì những sản phẩm cùng loại làm từ len hay sợi nhân tạo. Bà Ortansa chỉ mất có 1 tuần để cho ra đời chiếc áo đặc biệt này.
Chồng bà, ông Vasile Pascariu chia sẻ: “Tôi thấy chiếc áo đó giống như được làm từ len mềm vậy. Tôi rất tự hào vì điều mà vợ tôi đã làm. Không dễ làm được như vậy. Cái áo rất đẹp.”
Sau 5 năm được người chủ giữ gìn cẩn thận, chiếc áo đã được đem tặng cho bảo tàng dân tộc học địa phương và hiện vẫn được trưng bày ở đó.
Xem video: Cụ bà mọc “sừng” như kỳ lân kỳ lạ ở Trung Quốc

Thời trang “made by” tù nhân

(Kiến Thức) - Các tù nhân tại trại giam Arisvaldo de Campos Pires, Brazil có một công việc khá thú vị là ngồi đan áo cho nhà thiết kế thời trang nổi tiếng Raquel Guimaraes.

Các tù nhân mắc các trọng tội như hiếp dâm, cướp của, giết người... giờ đều được tạo điều kiện đan len cho các hãng thời trang lớn để kiếm thêm tiền.
Các tù nhân mắc các trọng tội như hiếp dâm, cướp của, giết người... giờ đều được tạo điều kiện đan len cho các hãng thời trang lớn để kiếm thêm tiền. 
Theo Reuters, công việc này bắt nguồn từ nhà thiết kế hãng Doiselles khi đó gặp khó khăn trong việc tìm kiếm người đan áo. Cô đã tìm đến nhà tù nhờ giúp đỡ năm 2009 và đào tạo được 18 tù nhân để làm công việc này.
 Theo Reuters, công việc này bắt nguồn từ nhà thiết kế hãng Doiselles khi đó gặp khó khăn trong việc tìm kiếm người đan áo. Cô đã tìm đến nhà tù nhờ giúp đỡ năm 2009 và đào tạo được 18 tù nhân để làm công việc này.

Cô gái bạch tạng bị chặt tay để làm thuốc phù thủy

5 gã đàn ông lao vào, chặt đứt cánh tay của cô gái trẻ chỉ vì tin rằng, tay của người bạch tạng có thể dùng làm thuốc. 

Co gai bach tang bi chat tay de lam thuoc phu thuy
Kulwa bị chặt cánh tay khi 15 tuổi. (Nguồn: Daily Mail).  
Kulwa Lusana là một cô gái bạch tạng 15 tuổi khi vụ tấn công xảy ra tại nhà của cô ở phía tây bắc Tanzania. Năm kẻ tấn công sau đó đã gói cánh tay cô vào một chiếc áo khoác và biến mất trong đêm tối.
Kulwa là một trong hàng ngàn nạn nhân của tệ nạn buôn bán bộ phận cơ thể người bạch tạng. Những kẻ tự xưng là phù thủy sử dụng những bộ phận này để điều chế thuốc cho những người giàu có và quyền thế.
Thậm chí, trường hợp của Kulwa vẫn còn là may mắn: không phải nạn nhân nào của những cuộc tấn công tương tự cũng có thể sống sót. Trong vòng 6 tháng vừa qua, đã có 15 người bạch tạng hoặc bị thương hoặc thiệt mạng, trong đó nhiều trẻ em bạch tạng đã bị bắt cóc.
Người bạch tạng là một món hàng béo bở cho những kẻ sẵn sàng hành hung và giết người: giá của một cơ thể bạch tạng nguyên vẹn có thể lên tới 50.000 bảng Anh, còn chân hoặc tay có thể có giá vài ngàn bảng. Đây là những con số kếch sù đối với những kẻ côn đồ đã cùng đường.
Không những thế, tỷ lệ kết án của những kẻ đã bị bắt vẫn đang ở mức rất thấp, có nghĩa là đối với những kẻ hành hung, rủi ro khi thực hiện tội ác kinh khủng này là không nhiều.
Kulwa bị tấn công vào năm 2011, khi cô đang nằm ngủ trong nhà kho đồng hời cũng là phòng ngủ của cô. Người chị em sinh đôi của cô cùng với toàn thể gia đình thì nghỉ ngơi an toàn trong một căn nhà gạch khóa kín cửa cách đó không xa.
“Tôi mới chỉ 15 tuổi khi sự việc xảy ra,” cô chia sẻ với UNICEF. “Năm người đột nhập vào phòng ngủ của tôi. Họ nhìn thấy tôi và chặt đứt cánh tay tôi. Tôi không thể diễn tả nổi nỗi đau đớn ấy.”
Trong thời gian hồi phục ở bệnh viện, Kulwa đã tiết lộ thêm nhiều chi tiết khác cho tổ chức từ thiện Under the Same Sun (UTSS) một thời gian ngắn sau vụ tấn công.
“Tôi đã cố gắng giấu đi phần cánh tay còn lại của tôi bằng cách ấn tay xuống chăn,” cô cho biết. “Tôi đã van xin họ đừng cướp đi cánh tay của tôi và đã kêu cứu.”
“Tôi gọi cha tôi. Rồi tôi cảm thấy hai nhát chém nữa vào vai trái và sau đó là trên đầu khi đang cố chạy trốn. Chúng đã bỏ chạy khi tôi cố gắng chạy về phía nhà của cha tôi.”
Cánh tay của Kulwa, giống như tay chân của nhiều người bạch tạng khác, sau đó sẽ được đưa tới chỗ một phù thủy. Chưa hề có bằng chứng về việc những phù thủy này bán thuốc cho ai, chưa từng có ai bị truy tố vì mua thuốc của họ, nhưng nhiều người nói rằng người mua sẵn sàng trả một khoản tiền lớn để mua loại thuốc này.
Kulwa không ngần ngại trả lời khi được hỏi rằng những kẻ đã cướp cánh tay cô nên bị xử lý như thế nào. “Nếu chúng bị bắt, chúng nên bị xử tử theo cách mà chúng đã giết hại chúng tôi.”
Sự phân biệt đối xử mà Kulwa phải đối mặt đã bắt đầu từ rất lâu trước khi những kẻ lạ mặt đột nhập vào nhà cô, nơi cô sống cùng với cha mẹ và các anh chị em.
Nhiều người tin rằng người bạch tạng là những “con ma,” có thể đem tới vận rủi. Người bạch tạng vì thế thường bị đối xử như một công dân thứ cấp bởi chính người thân trong gia đình họ.
“Cha tôi không cho tôi đi học vì sợ tôi sẽ bị cháy nắng và ngất,” Kulwa giải thích trong đoạn băng. Sự quan tâm này dần trở nên đáng lo ngại hơn. “Vì thế tôi ở nhà, giúp làm việc nhà, như nấu ăn, rửa bát, giặt giũ. Khi các anh chị em tới trường, tôi nấu bữa sáng và chuẩn bị đồng phục cho họ. Đó là vị trí của tôi trong gia đình.”
Việc Kulwa phải ngủ trong nhà kho trong khi người chị em gái sinh đôi không bị bạch tạng của cô lại được ngủ trong nhà là một biểu hiện cho thấy sự phân biệt đối xử của cha cô.
Kulwa giờ đã 19 tuổi, và cuộc sống của cô đã thay đổi. Sau khi mất đi cánh tay, Kulwa được đưa tới một nhà an toàn do UTSS quản lý. UTSS là tổ chức từ thiện với mục đích bảo vệ người bạch tạng ở Tanzania và thay đổi quan niệm liên quan tới màu da của họ.
Nhờ có UTSS, Kulwa bắt đầu được đi học, và được học nghề may. “Tôi cũng đã học cách đan áo len,” cô cho biết. “Tôi làm được tất cả những điều này chỉ với một cánh tay.”
Kulwa hy vọng có thể tự kinh doanh hàng đan len, và nụ cười trên gương mặt cô đã cho thấy niềm tự hào về những kỹ năng mà cô đã học được.
Co gai bach tang bi chat tay de lam thuoc phu thuy-Hinh-2
Một vết thương khác mà những kẻ độc ác đã gây ra cho Kulwa. (Nguồn: Daily Mail). 
Vicky Ntema, thuộc tổ chức UTSS, cho biết rằng để đạt được mục tiêu của mình, Kulwa còn phải vượt qua một vài trở ngại.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.