Công bố bản đồ địa chất mặt trăng hoàn chỉnh nhất

Những điểm sáng và tối mà mắt thường có thể nhìn khi ngắm mặt trăng cho thấy sự đa dạng phong phú về địa chất trên thiên thể “hàng xóm” gần nhất của trái đất. Mới đây, các nhà khoa học đã đưa ra bản đồ chi tiết nhất về thành phần đá của mặt trăng.

Bản đồ hoàn thiện này không chỉ để quan sát mặt trăng dễ dàng hơn, mà nó cũng sẽ như một bản thiết kế cho các nhiệm vụ trong tương lai tới mặt trăng, hướng dẫn các phi hành gia tới các điểm hạ cánh phù hợp và các khu vực đáng để nghiên cứu khoa học.
Cong bo ban do dia chat mat trang hoan chinh nhat
Bản đồ địa chất mặt trăng chi tiết nhất. Ảnh: USGS.
Bản đồ hấp dẫn về địa chất mặt trăng đã được nhóm của NASA, Viện hành tinh mặt trăng ở Texas và Trung tâm khoa học Astrogeology ở Arizona thực hiện, Cục khảo sát địa chất Mỹ (USGS) điều hành.
Ông Jim Reilly, cựu phi hành gia NASA và giám đốc hiện tại của USGS nói: "Mọi người luôn bị mê hoặc bởi mặt trăng. Vì vậy, thật tuyệt vời khi USGS tạo ra một nguồn tài nguyên có thể giúp NASA lên kế hoạch cho các nhiệm vụ trong tương lai".
Với tỷ lệ 1: 5.000.000, bản đồ được tổng hợp từ dữ liệu được thu thập từ sáu bản đồ thời tàu vũ trụ Apollo, cũng như hình ảnh vệ tinh gần đây hơn. Các nhà khoa học đã sử dụng phần mềm địa lý để kết nối tất cả các phần thành một tổng thể thống nhất.
Cùng với việc kết hợp một số bộ dữ liệu cũ và mới, các nhà khoa học phụ trách dự án cũng đã chuẩn hóa tên đá, mô tả và độ tuổi.
Cong bo ban do dia chat mat trang hoan chinh nhat-Hinh-2
Một phần bản đồ mặt trăng. (USGS).
Thông tin hình học tô-pô cũng đã được thêm vào như: vị trí của các miệng hố, đỉnh, khe nứt, đường gờ, đứt gãy và tất cả các bất thường khác trên bề mặt mặt trăng. Sẽ còn nhiều việc nữa mà các chuyên gia lập kế hoạch bản đồ địa chất phải làm trong tương lai để chi tiết hóa.
"Đó là một nỗ lực rất lớn của chúng tôi để hoàn thành bản đồ mới này và làm cho nó liền mạch", ông Justin Hagerty, Giám đốc Astrogeology tại USGS nói.
Mặt trăng có lớp vỏ, lớp phủ và lõi, nhưng nó không có các mảng kiến tạo như Trái đất. Một trong những cách để hiểu rõ hơn về địa chất của mặt trăng là lập biểu đồ lịch sử 4,5 tỷ năm của nó: sự ra đời, phát triển và những lần va chạm trong lịch sử di chuyển.
“Các mẫu đá được thu thập trong các lần thực hiện nhiệm vụ mặt trăng cũng góp phần rất nhiều trong nghiên cứu của chúng tôi”, ông Justin Hagerty nói.
Đối với các nhiệm vụ trong tương lai, bản đồ mới này là tư liệu tin cậy để tham khảo. NASA hiện đang lên kế hoạch đưa con người lên mặt trăng một lần nữa vào năm 2024.
"Bản đồ này là đỉnh cao của một dự án kéo dài hàng thập kỷ", nhà địa chất học Corey Fortezzo, USGS nói. "Nó cung cấp thông tin quan trọng cho các nghiên cứu khoa học mới bằng cách kết nối việc thăm dò các vị trí cụ thể trên mặt trăng với phần còn lại của bề mặt mặt trăng."

Chuyện tìm nước ngầm nơi Đại tướng yên nghỉ

Ít người biết rằng công cuộc tìm mạch nước ngọt phục vụ cho Vũng Chùa - Đảo Yến, nơi an nghỉ cuối cùng của Đại tướng Võ Nguyên Giáp vô cùng gian nan.

Nhiều người đã biết rằng, từ lâu Vũng Chùa - Đảo Yến được chọn là nơi an nghỉ cuối cùng của Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Cách đây gần 10 năm, anh Võ Điện Biên, con trai Đại tướng đã làm những thủ tục cần thiết để biến nơi đây thành một khu vực khang trang hơn.
Thế nhưng, ít người biết việc tìm ra nguồn nước ngọt phục vụ cho công trình này lại vô cùng gian nan. Và người tìm ra mạch nước chính là TS Vũ Bằng - người được mệnh danh là ông “tia đất”.

Bật mí nửa thế kỷ theo dấu khủng long ở Việt Nam

(Kiến Thức) - Từ trên 50 năm nay, các nhà khoa học Việt Nam vẫn lặng lẽ lần theo dấu tích  loài động vật tiền sử khủng long mỗi khi có cơ hội...

Theo dấu khủng long
Công tác nghiên cứu cổ sinh vật trên lãnh thổ Đông Dương nói chung và Việt Nam nói riêng được các nhà khoa học Pháp tiến hành từ những năm cuối thế kỷ XIX. Nền nghiên cứu khoa học cổ sinh non trẻ của Việt Nam mới chỉ được hình thành từ sau khi chiến thắng thực dân Pháp năm 1954 với một dấu mốc quan trọng. Đó là việc thành lập bản đồ địa chất miền Bắc Việt Nam tỷ lệ 1:500.000 do Đovjikov A.E. (1960 - 1962) chủ biên; trong đó có sự tham gia nghiên cứu của các nhà cổ sinh Việt Nam: PGS Dương Xuân Hảo, GS Đặng Vũ Khúc, GS Nguyễn Văn Liêm,  GS Tống Duy Thanh, KS Nguyễn Bá Nguyên, KS Trần Đình Nhân; và sau đó là thành lập Phòng nghiên cứu cổ sinh đầu tiên của Việt Nam (1962) thuộc Tổng cục Địa chất. 

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.