Con người sắp dịch được ngôn ngữ của loài cây?

Mới đây, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng những hệ thống giao tiếp của thực vật có thể gửi các tín hiệu điện khác nhau thông qua hệ thống rễ của chúng.

Từ lâu nay, con người luôn nghĩ rằng cây cối chỉ là các vật thể thụ động. Tuy nhiên, trong nghiên cứu mới đây, các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng thực vật là những cơ thể sống biết giao tiếp với nhau.

Con nguoi sap dich duoc ngon ngu cua loai cay?

Ảnh minh họa

Theo đó, các nhà khoa học tin rằng cây cối nói chuyện với nhau bằng các hệ thống vừa cân bằng vừa nhạy cảm với thế giới xung quanh. Và hệ thống giao tiếp của thực vật phức tạp hơn chúng ta tưởng tượng rất nhiều.

Cụ thể, những hệ thống giao tiếp của thực vật có thể gửi các tín hiệu điện khác nhau thông qua hệ thống rễ của chúng và cây nhận được tín hiệu sẽ dịch để hiểu được các thông điệp đó.

Để sớm hiểu được những nội dung mà các loài cây trao đổi với nhau, sắp tới các nhà khoa học sẽ đưa các đầu dò điện vào hệ thống rễ của một số loài cây để ghi lại các tín hiệu giao tiếp của chúng. Họ sẽ kiểm tra xem các tín hiệu này thay đổi như thế nào khi truyền qua toàn bộ cả cây khi điều kiện môi trường xung quanh thay đổi.

Thông qua những thí nghiệm chuyên sâu kể trên, các nhà khoa học tin rằng chúng ta sẽ sớm dịch được toàn bộ ngôn ngữ mà các loài cây sử dụng khi nói chuyện với nhau. Điều này đặc biệt hữu ích cho công tác nghiên cứu nhằm bảo vệ các loài thực vật trước cuộc chiến sinh tồn chống biến đổi khí hậu.

Trước đó, các nhà khoa học tại Royal Botanic Gardens, Kew và Đại học Stockholm cho biết đã có gần 600 loài thực vật biến mất khỏi tự nhiên trong vòng 250 năm qua.

Con số này dựa trên khảo sát về sự tuyệt chủng thực tế chứ không phải ước tính và nó gấp đôi so với nạn tuyệt chủng ở loài chim, động vật có vú và loài lưỡng cư cộng lại.

Con nguoi sap dich duoc ngon ngu cua loai cay?-Hinh-2

Một số loài đã bị mất đi bao gồm gỗ đàn hương Chile vốn được khai thác để lấy tinh dầu, cây ba kích có dải dù đời sống của loài này diễn ra phần lớn dưới lòng đất và cây ô liu St Helena cho hoa màu hồng. Tuy nhiên, cũng có một số loài thực vật tưởng đã tuyệt chủng được phát hiện trở lại, chẳng hạn loài hoa crocus Chile.

Các nhà nghiên cứu đang kêu gọi thực hiện một số biện pháp để ngăn chặn sự tuyệt chủng của thực vật:

- Tiến hành ghi nhận lại thông tin về tất cả các loài thực vật trên thế giới.

- Hỗ trợ thảo mộc, bảo quản mẫu vật thực vật cho hậu thế.

- Hỗ trợ các nhà thực vật học.

- Đưa vào giảng dạy trẻ em biết cách xem và nhận biết các loài thực vật địa phương...

Những lỗi thường gặp khi cắt tỉa cây

Khi cắt tỉa cây, chúng ta thường mắc phải các lỗi thường gặp như bôi sơn lên vết cắt, tỉa quá nhiều.... khiến cây sinh trưởng và phát triển chậm.

Nhung loi thuong gap khi cat tia cay
 

Việc cắt tỉa cây đúng thời điểm có thể thúc đẩy sự phát triển, tăng cường nụ và làm giảm các bệnh thực vật phổ biến như bệnh phấn trắng. Tuy nhiên, việc cắt tỉa cây không đúng thời điểm hay cắt quá nhiều, có thể ức chế quá trình ra hoa và gây ra các vấn đề khác. Cùng kiểm tra lỗi cắt tỉa thường gặp từ các chuyên gia.

Loài vật quý hiếm nhất Trái đất, cả thế giới chỉ còn 80 con

Tê giác Java, một trong những loài có nguy cơ tuyệt chủng cao nhất thế giới, hiện chỉ còn khoảng 80 cá thể, tất cả đều ở Indonesia.

Loai vat quy hiem nhat Trai dat, ca the gioi chi con 80 con
Tê giác Java (Rhinoceros sondaicus), còn được gọi là tê giác Sunda, là một trong những loài động vật quý hiếm nhất trên hành tinh. Với chỉ khoảng 40-80 cá thể còn lại trong tự nhiên, loài này đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng cực kỳ cao. (Ảnh: iNaturalist) 

Kỳ tích 'hồi sinh' linh dương sừng kiếm sau 23 năm tuyệt chủng

Linh dương sừng kiếm, từng được tuyên bố tuyệt chủng trong tự nhiên, đã hồi sinh và hiện chỉ còn trong danh sách "Có nguy cơ tuyệt chủng".

Ky tich 'hoi sinh' linh duong sung kiem sau 23 nam tuyet chung
Linh dương sừng kiếm, với tên khoa học là Oryx dammah, là một loài linh dương lớn, nổi bật với cặp sừng dài và cong như thanh kiếm. (Ảnh: iNaturalist) 

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.